Đền Văn Bòng xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình

nCUk6J6z2kkPmWrYlkQ8uwnS16TNUlqpcaFuFTXuhT_s7BxVFGujcv1J_UZkgGvZvuA5H39GFni5xmpshFWWx_i4ay8M2lBFofeJ22mcd2vvmzxR1c7SkVA3Yz_I8k17dYXTId8O

Đền Đinh Tiên Hoàng Đế tại thôn Văn Bòng xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình còn có tên là Đền Văn Bòng. Tương truyền, đây chính là quê gốc của Đinh Tiên Hoàng Đế. Nên người xưa có câu: “Đại Hữu sinh Vương - Điền Dương sinh Thánh”; ý nói là Đinh Bộ Lĩnh sinh ở làng Đại Hữu - còn Thánh Nguyễn Minh Không sinh ở làng Điền Dương (Điền Giang), nay thuộc xã Gia Thắng, Gia Viễn có đền thờ Thánh Nguyễn Minh Không…

Tại núi Kỳ Lân gần đó, còn có lăng mộ Tổ phát tích nhà Đinh, nằm trên triền núi hình tay ngai, vị thế phong thủy tuyệt đẹp. Đền Văn Bòng nằm trên con đường lịch sử có tên gọi đường Tiến Yết, nối từ cố đô Hoa Lư tới khu căn cứ quân sự động Hoa Lư.

f9bce77ab11bc5228824b32b563e539d.jpg

Lăng mộ phát tích Nhà Đinh trên núi Kì Lân

Tương truyền: Con đường Tiến Yết, nơi thuở nhỏ Đinh Bộ Lĩnh chăn trâu cắt cỏ… Đã được bạn bè tôn làm Thủ Lĩnh chỉ huy đánh trận giả ở Thung Lau, nay thuộc xã Gia Hưng, Gia Viễn; rồi mổ trâu của chú để khao quân, khi người chú biết đã đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh cứ thế chạy, chạy đến đâu đường dài ra đến đó, vì vậy mới có tên là đường Tiến Yết. Cuối cùng, chạy đến nơi có bến sông xã Gia Tiến, giáp xã Trường Yên; thì bỗng nhiên có Rồng Vàng hiện lên đưa ông qua sông...
XWGW1WwLnxRMpv9HkADlwsHQMiRy_2FuFCKxi4LsrcsEXTHKM0cXYjeegqVqKEUb1O4t3FeAvUZz9rgl00RB5vDlPdfLNXuqm1duUDJWBquICqFGYpc1O-BeApT8gJbcNbH7HU3P


Đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở Văn Bòng có ba tòa, kiến trúc theo kiểu "Tiền nhất, hậu đinh". Đền có một số nét kiến trúc giống như đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư như các chi tiết hồ bán nguyệt, bình phong, nghi môn quan và hình rồng trên mái… Tuy nhiên, ở đây có nhiều điểm khác biệt do các chi tiết kiến trúc đơn giản hơn, không gian đền hẹp hơn.

0iNaB7mBjwzJXS5VQvQ0c1ScLB-APxPORDQOGMtoxi8vxVimGtEtPvbIi16bKMV1iuKt2KglliVExM-L6Drs3wT0jnpq9lMhokUEg4BjMZs4jWaND1AhWVOaO5t7WAsmYL1Lowh0

Đền Văn Bòng quay hướng Tây, tọa lạc trên khu đất rộng, có tường gạch xây bao xung quanh. Cổng đền dựng bằng gỗ tứ thiết, lợp ngói mũi hài theo kiến trúc đình chùa truyền thống Bắc Bộ. Tiếp đến là Hồ bán nguyệt là nơi tụ thuỷ sinh khí, được trồng hoa súng. Nằm gần tâm hồ bán nguyệt là Bức bình phong, để chắn khí độc theo quan niệm phong thuỷ. Từ nghi môn quan bước vào sân đền, hai bên là các tòa nhà chức năng. Giữa sân đền có Sập long sàng bằng đá, tượng trưng cho uy quyền Nhà Vua ngự triều.

KH1Atbx3EptJ21wV5lJ6H2ymFFzAbisBVUDS_PanPrDYb1EJomSDvkiSbao2Yid2S4rtIYdPLXw_dkPvmjCGvhhr5h9w9eia7WcdFitxU_4aCgSjTz5Da5NkN9O6ImYHs12qhtlF

Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng sơn son thếp vàng, cao gần 2 mét, được đặt trong hậu cung. Tại đây cũng có bài vị thờ các vị Tứ trụ triều đình là Trung thần đã quên mình vì Nhà Đinh, là các vị Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ.

Tuy cùng thờ Vua Đinh Tiên Hoàng nhưng cách thức suy tôn và tín ngưỡng ở ngôi đền này và đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở khu di tích cố đô Hoa Lư khá khác biệt. Về đối tượng phối thờ khác đền Vua Đinh ở Hoa Lư, không thờ các con của ông là Đinh Liễn, Đinh Hạng Lang, Đinh Toàn mà thờ các vị Trung thần vốn là bạn thuở nhỏ của Vua, đã tận trung với nhà Đinh, như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Đền nằm trên quê hương Vua nên có sự tham gia cung tiến của các dòng họ Đinh và hậu duệ nhà Đinh, điều này khá giống với các đền Đô ở Bắc Ninh, đền Trần ở Nam Định và đền Vua Lê ở Lam Kinh, Thanh Hóa có khác với đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư, ở đó đối tượng suy tôn thuộc sở hữu cộng đồng.

4cc9coRLFWFcaAzIhgT0r5maGi7BEzDEQD3LQ3i0Y7r-beqMUtZJWJGGwE97j9-M0fJfeF9Cx97Pd61nvgiJH2Cl5sJw3ejy4xuwaHo9-vviP1sfETIbX4k7GblADP0xPT5ip_Zz
1wJyH0BZXOVpeRNUCiTMtQN5fPk_vxNAzrigYKQdbDxxvJ6WSr-7Q0kPEc1l-g7OgHEVC_JxrJfmgmt_4W22fDk-epatNJvSJtnBdZM-3FtnqAyjkZPneTt8WCcyga68FzMgVmR3
Về thăm đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Văn Bòng, xã Gia Phương là về thăm quê hương của người Anh hùng Dân tộc Đinh Bộ Lĩnh từ thế kỷ thứ X, của xứ Hoa lau ngút ngàn, với nhiều truyền thuyết, huyền thoại đẹp về một thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu trong vùng như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ... nuôi chí lớn, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất Giang sơn.

Đinh Bộ Lĩnh là vị Vua đầu tiên của nước Việt với lòng tự tôn Dân tộc xưng Đế, sánh với các triều đại phong kiến phương Bắc, khai sáng nhà nước Đại Cồ Việt, mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ của Việt Nam.

b7_buTIGzW1vX9DUjawEjdLFuZFHg-J_cV_KBnM5Eg5YfW_hQP7SYxJCkG72CuVgtSf8L_Jryi7lf-WAijvkKv3_NR9Jb_eRQ0tSVfznqVdsJJXWOTTJwm5Qw9NgeACDKaMknjir

Giáo sư, Viện sỹ Đinh Văn Nhã và tác giả - Tác phầm tranh “Hồ Lau”

Hàng năm, cứ vào dịp lễ hội Vua Đinh Tiên hoàng ở cố đô Hoa Lư, tất cả các di tích lịch sử thờ Vua quan, tướng lĩnh thời Đinh cùng tham gia lễ rước kiệu và chân nhang các danh nhân lịch sử về cố đô Hoa Lư. Người dân thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn cũng mở lễ hội đền và tham gia lễ rước kiệu cùng hương lửa từ quê hương Vua về cố đô Hoa Lư. Họ Đinh Việt Nam cùng Nhân dân cả nước vui mừng đón chào sự kiện năm 2018, Nhà nước cùng tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1050 năm (968 - 2018) ngày Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập lên Nhà nước Đại Cồ Việt với quy mô Lễ hội cấp Quốc gia.

Bài và Ảnh được tổng hợp theo các bài trên trang mạng.

Đinh Danh Vùng
 
Top