KHI MÔ VÔ SÀI GÒN RỨA BA?

Dinh Trong Phuc

Moderator
Staff member
hình phụ họa : TRONG XE GIƯỜNG NẰM

bút ký 2012
Chỉ vài ngày về Quảng trị vội vàng vợ chồng tôi vội vô nam ngay . Thời gian về thăm quê quá nhanh sau bốn mươi năm xa vắng chẳng đâu vào đâu, nhất là những hình ảnh , âm thanh của ngày đại hội 60 Năm Nguyễn Hoàng như còn lởn vởn trong trí óc tôi. Thêm vào đó vợ chồng tôi về quê lần này có nhiều sự kiện mới lạ, đặcbiệt khó quên.
Trên chiếc xe " GIUÒNG NẰM CAO CẤP " xuôi nam , tôi đã có dịp so sánh với các phương tiện giao thông trên con đường độc đạo 1A , thì những chiếc xe giường nằm đời mới này nó đương nhiên hơn hẳn. Tuy giá vé cao hơn , nhưng xe chạy nhanh , cẩn thận , lại thêm ăn uống dọc đường hãng xe phục vụ chu đáo hơn . Chuyện này làm tôi phải nhắc đến "chuyến xe bão táp " cái tên tôi tự đặt cho chuyến xe ra Trung của vợ chồng tôi. Xe bình thuờng, ghế ngồi chạy chậm , không an toàn , tài xế lại thiếu tinh thần trách nhiệm quá mức cho phép. Quý bạn có cho tôi viết quá lời hay không khi anh tài trong chuyến xe ra vừa lái xe vừa nói điện thoại di động "tán cô đào " nào ngoài Hà Tỉnh , Vĩnh linh gì đó ! Có khi xe đang chạy, thấy quán bán chuồng chim đẹp , anh ta dừng lại mua chơi ! Anh chẳng màng bao nhiêu hành khách đang nôn nóng trên xe! Có thể tôi quen đời sống chính xác, đúng giờ, nơi xứ người, nên qua đây lại "dị ứng" chăng? Hay tánh tôi khó, hay "ca cẩm" ? dù sao vợ chồng tôi khi vào nam lại chọn xe GIƯỜNG NẰM là phản ứng tự nhiên sau khi tôi đã gán cho chiếc xe ra vừa kể là chuyến xe "bão táp".
Trở lại chuyện trên xe GIƯỜNG NẰM, chiểc xe chạy êm , không dồi khi có đoạn đường xấu . Nằm thư thả tôi có cơ hội ngó nghiêng qua thành cửa sổ, vừa ngắm hình ảnh quê huơng vùn vụt chạy lui phía sau tôi vừa ôn lại chuyện vừa qua: những cái bắt tay vội vàng, những lời nói dứt khoảng chưa hết ý của bạn bè, của những người quen lâu hay mới quen. Trong mớ hỗn độn vội vã trong mấy ngày về lại quê huơng đột ngột của tôi, thời gian chưa định sẵn nó như tạo dựng trong trí tôi một thứ cảm xúc pha trộn khó phân biệt vô cùng .
Có hai cha con trên cái giường cách tôi một hành lang rất hẹp. Người cha cở tuổi con trai đầu tôi. Dáng dấp người cha, nếu tôi không lầm, thì là một công nhân hảng xưởng nào đó trong nam. Tôi lại chẳng lầm khi qua giọng nói thì anh ta phải là người Nghệ -Tĩnh, có nghĩa là chắc chắn không phải là người Quảng trị! Đứa con gái khoảng ba tuổi , tóc hớt ngắn theo kiểu con trai . Bộ đồ cháu mặc như đang chơi trong nhà không có vẻ gì là đi nam, nói đúng hơn là đang cùng cha làm chuyến viễn hành vào nam trong đời cháu. Anh thanh niên, tức người cha, coi bộ cưng yêu đứa con gái lắm. Thỉnh thoảng anh ta lúi húi lấy từ túi đồ dưới chân chút quà đút cho con gái . Suốt khoảng đường dài hành khách ai cũng thiu thiu ngủ , duy cháu gái này , tôi để ý cứ lổm ngổm ngồi ngồi trên bụng cha không ngủ chút nào! Anh thanh niên thỉnh thoảng vổ cho con ngủ. Hai cha con đang đi vô nam , dĩ nhiên là sinh kế nhưng mẹ cháu gái này đâu ? tôi đoán chẵng ra ! Sự quấn quít giữa hai cha con làm tôi nhớ con gái tôi. Cha thì hay thuơng con gái mà ! có phải vậy không? có điu con gái tôi nay đã lớn , và hai mươi năm trước tôi làm gì có thì giờ để gần con , quấn quít bên con như thế này ! rẫy rừng làm bạn, quảng thời gian của quá khứ trước đây, khói núi sương chiều, đã ngốn mất những hạnh phúc như vậy đây.
- "khi mô vô SÀI GÒN rứa ba?"
Câu hỏi đột ngột của bé làm tôi giật mình !
"Sài Gòn" hai chữ này tưởng như đã nhạt nhòa , phủ lấp theo thời gian rồi bỗng nhiên lại phát ra từ chính miệng một cháu bé từ ngoài kia vào. Vừa ngạc nhiên vừa xúc động , cảm giác pha trộn khó tả vô cùng! Một thoáng nhìn qua bé , như một phản xạ nhanh không kìm được từ những gì sâu kín trong lòng mà lâu nay tôi (hay những người khác) cố kìm giữ đè nén. Chỉ thoáng giây liếc qua bé, câu hỏi mộc mạc của bé phát xuất từ một tâm hồn thuần phát, từ những mong đợi thiết tha của bé, của cha mẹ bé , hay ngay cả xóm làng quanh bé ngoài kia - Vĩnh linh, Nghệ tĩnh: những truông cát dài hẹp, đất đai khô khan, người đông bao đời nghèo mãi! Và bé hàng ngày chứng kiến bà con lần lượt theo nhau huớng v nam - trong kia là vùng đất hứa, của việc làm, của những đồng lương , cơm gạo , mà cha bé đã từng tém nhặt, nhịn ăn tiêu đem v quê giúp đỡ gia đình . Có thể tôi đoán đúng, những ấn tượng và hình ảnh mà lúc cha cháu gái này v quê, ngoài kia, đã vẽ nên một hình ảnh no ấm của "cơm ăn áo mặc" của những chiếc bánh , gói kẹo mà cha bé mỗi lần v thăm quê đang dựng nên một phương nam tốt lành trong trí óc ngây thơ kia.
-"khi mô vô SÀI GÒN rứa ba?"
Câu hỏi của cháu cứ lởn vởn trong đầu tôi suốt cuộc hành trình vô nam. Lòng tôi chua xót mãi cái chuyện "hay quên" của người đời ! Trong lúc này, một em bé không liên hệ gì v một địa danh, hay một thành phố mất tên, như sự mất tên của trường tôi đã làm cho bao ngàn đứa học trò năm cũ từng bứt rức xót xa, em lại có một mỹ cảm ban sơ, một trực giác vmột phương nam đầy hứa hẹn ./.
Đinh trong Phuc
chuyện ghi trên xe GIUÒNG NẰM CAO CẤP TIN ĐẠT THÀNH 25/6/2012
 
Top