Nhà thơ và ông thợ cắt tóc

dinhvanmanhcuong

Thành viên mới
Ngô Vi Thống
Mục: TÌM HIỂU VỀ VŨ YỂN
*******************************
NHÀ THƠ VÀ ÔNG THỢ CẮT TÓC
*****************************************
Nói tới một người thợ cắt tóc chuyên chỉ làm đẹp cho đời và một nhà thơ thì người ta nghĩ rằng chả có liên quan gì tới nhau cả. Ấy vậy mà tại làng ta lại có một người chứng minh điều ngược lại. Ông được người dân làng ta biết nhiều tới hơn cả là một người thợ cắt tóc. Nhưng ông không chỉ có cắt tóc mà ông còn làm nghề kẻ biển, khắc dấu, vẽ truyền thần với một cửa hiệu mang tên :"Tinh Hoa" nằm giữa phố Ẻn vào những năm 40-50-60-70 của thế kỷ này. Đó là những gì người ta nhìn thấy về ông , biết về ông. Ông không chỉ là một người thợ cắt tóc khéo tay, một người họa sĩ vẽ tranh truyền thần tài ba, một người kẻ vẽ biển hiệu hoa tay mà ông còn là một nhà thơ chính hiệu nữa
Ông có tên đầy đủ là Đinh Văn Kỹ sinh ngày 25/03/1914 tại Vũ Yển mà sau này người làng ta quen gọi thân mật là ông Kỹ Chỉnh ( gọi theo tên con gái cả của ông là bà Đinh Thị Chỉnh ( hiện sống ở khu 5 vợ ông Đặng văn Chản và là mẹ của Thu Dang)
Chúng tôi chỉ là những "người lùn" trong văn chương chữ nghĩa nên không thể dám và cũng không thể biết bình về thơ của ông. Nhưng hôm nay với lòng kính trọng và ngưỡng mộ tới một người con của Quê hương Vũ Yển có một tầm hiểu biết sâu rộng về nơi mình sinh ra lớn lên và gắn bó và một tình yêu quê tha thiết. Chúng tôi cũng mạnh dạn nói về một vài cảm nghĩ khi được thưởng thơ của ông
Trước hết về quan điểm làm thơ của ông . Ông cho rằng ông cũng không phải làm thơ
" Bạn bè thường nhắc chuyện làm thơ
Thật tình tôi chả nghĩ bao giờ
Ngẫu hứng nghe thơ"Câu lạc bộ"
Thế rồi tôi tập thử làm thơ"
( Động cơ làm thơ)
Thực là thơ của ông chính là ông đang kể chuyện cho con cháu nghe đấy chứ không phải là thơ nhưng đó cũng lại chính là thơ. Chuyện của ông kể toàn là chuyện của quê hương làng mạc , về cuộc sống về những điều lẽ thường trong cuộc sống . Thật nôm na mộc mạc dễ hiểu
"Đừng cho là khó chuyện làm thơ
Cứ làm sẽ được chớ đắn đo
Nghĩ sao nói vậy nôm na lắm
Đừng gò bó quá mất tự do"
( Động cơ làm thơ)
Chính từ sự thấm nhuần từ phong cách của Hồ Chủ Tịch nên trong thơ của ông lại trở thành một lối kể chuyện thật gần gũi và dễ hiểu
" Làm thơ nên theo ý Bác Hồ
Viết cho ai? Viết để làm gì?
Viết thế nào cho ai cũng hiểu
Thông suốt rồi mới đạt ý thơ
( Động cơ làm thơ)
Trong tay chúng tôi có tập thơ:"Về thăm quê Mẹ "in năm 1992 khi ông tròn 80 tuổi với cả trăm bài thơ Nhưng tất cả chỉ xoay quanh chủ đề về quê hương, con người Vũ Yển. Hôm nay chúng tôi chỉ xin nói vài cảm nghĩ về cách làm thơ của ông còn những chủ đề khác trong thơ của ông xin dành những kỳ sau chúng ta bàn tiếp.
Tôi là người may mắn còn giữ được tấm hình chân dung của ông nội tôi ông cố ông Ngô Vi Thanh ( sinh năm 1916 kém cố ông Đinh Văn Kỹ 2 tuổi ) do chính bàn tay tài hoa của ông vẽ bằng bút chì cách đây đã hơn 30 năm. Tôi được biết khi đó ông nội tôi có mang về nhà 3 tấm trong đó có một tấm hoàn chỉnh còn hai tấm kia là chưa hoàn chỉnh. Tôi hiện đang lưu giữ một tấm chưa hoàn chỉnh tuy nhiên theo con mắt của tôi tôi vẫn thấy rất chân thực và có thần y như hình ảnh của nội tôi vậy. Nhưng không hiểu lỗi chỗ nào mà ông Kỹ Chỉnh phải vẽ bức khác. Như vậy thấy rằng cụ là người rất cẩn thận tinh tế , sẵn sàng làm lại khi mình chưa vừa ý mặc dù có thể khách không nhận biết được ra điều đó .
Bản tính cẩn thận chau chuốt, tinh tế thật đúng như tên gọi của cửa hiệu "Tinh Hoa" của ông. Đó cũng chính là bản sắc tài hoa, phong lưu của trai làng Vũ Yển. Mà điều này tôi được nghe chú ruột tôi ông Ngô Vi Cảnh 61 tuổi kể lại và ông tấm tắc:"Thật hiếm có người có một thần thái đĩnh đạc mà hào hoa như thế"
Con người và phong thái của ông như thế . Nhưng thơ của ông lại vô cũng dễ đọc, dễ hiểu, chân thật, gần gũi . Khi ta thưởng thơ của ông ta thấy như có ta trong đó có bóng dáng lũy tre, con ngòi, có nhà ta trong đó. Vậy đó có phải là đối nghịch?.
Không đó mới chính là sự tinh túy con người ông được thoát thành thơ đấy
Chúng tôi sẽ xin giới thiệu thơ của ông vào những số tới mong cả nhà đón xem. Bạn nào quan tâm xin liên hệ anh Cường Đinh Mạnh ( Con trai ông cụ) để tìm tập thơ "Về thăm quê Mẹ"
.
 
Top