Họ Đinh ở Quảng Châu - Sầm Sơn - Thanh Hoá

Đinh Quảng Châu

Thành viên mới
IMG_2516.JPG

LƯỢC SỬ LÀNG KIỀU XƯA
Theo Tộc phả ghi lại vào năm 1779 đại quân Tây Sơn tiến từ Phú Xuân ra Bắc Hà diệt Trịnh, có một cánh quân đi qua dừng nghỉ tại làng Đệu (tên làng Kiều xưa) để chuẩn bị vượt sông Mã. Khi đạo quân qua sông gần hết thì một người có tên là Thẻ Vàng (ở làng Lan), phục ở Bắc làng đã giết hại một lính nuôi quân và cướp đi đổ dùng cấp dưỡng đó là nguyên do để đạo quân này quay lại đốt phá, sát hại và biển một làng quê trù phủ thành một bãi chiến trường, biển cố trên đã làm cho cư dân phiêu bạt, đồng ruộng bỏ không, nhà hoang cửa vắng cây cối mọc rậm um tùm có cả cọp về sinh sống.
Khi tình hình tạm yên, với tấm lòng yêu quý quê hương. Ngài Định Công Nhân Tín một người trai dũng cảm đã trở về khôi phục làng xưa, lúc đầu chỉ có hai ông bà dựng lều che tạm ở cồn Mã Bà trong cảnh cây cối um tùm, đồng hoang cỏ mọc sông nước mênh mông, Ngài đã từng bước tìm dân về khai phá. Đầu tiên Ngài tim được ông Trịnh Kỷ người làng xưa về, sau dần dà có các dòng họ Đỗ ở Đình Hương, Lê ở Phượng Ngô, Nguyễn Xuân ở Vĩnh Trị, Nguyễn Tài ở Đồng Pho, họ Trẩn ở Cổ Đế (Nam Định) vào. Vậy là công cuộc khai hoang, phục hóa đắp đê ngăn mặn lấy việc nuôi cá tôm trống khoai lúa để làm nghề sinh sống và từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng Đình - Chùa Văn chỉ tạo thành một làng Kiều cảnh sắc ngọan mục trù phú.
Để đời đời ghi nhớ công ơn, vào thời Tự Đức làng đã đề nghị Vua sắc phong Ngải làm Thần Hoàng làng và thờ Ngài ở Nghẻ. Dân làng kính trọng thường gọi tên Ngài với lòng tôn kính " Đức Thánh Đệ Nhị - Đinh Công Nhân Tín Đại Vương".
IMG_2517.JPG

.
IMG_2518.JPG

.
IMG_2519.JPG

Trong thời kỳ cách mạng có tính chất khuynh tả (1950-1975) Nhân dân không thờ củng, tế lễ - Nghè chùa bị phá đi làm trường học, làm hầm trú ẩn. Công lao của Ngài bị chìm đi trong lớp bụi thời gian. Mộ chí của Ngài trên đường vào nghĩa địa của xã đã được con cháu trong Họ xây gạch năm 1990 (khu mộ này trước gọi là cồn Chào Mão).
Sau năm 1989 Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới vấn đề văn hóa tâm linh được các nghị quyết của Đảng soi rọi, các vùng miền được khôi phục tôn tạo đình chùa thờ phụng trở lại. Năm Đinh Sửu (1997) một số con cháu trong các dòng họ làng Kiều đã lập lại miếu thờ Ngài trên đất Nghẻ cũ (bị phá vào năm 1962), rước thần vị của Ngài về đền vào ngày 25/11 (Đinh Sửu) và bắt đầu khôi phục việc tế lễ hàng năm theo nghi lễ cổ xưa. (Trích tử: ĐINH TỘC PHỦ)
 
Top