Mái Đao Cong Trong Kiến Trúc Việt Nam

Đinh Thanh Hải

Administrator
Staff member
hodinh1.jpg

Mái đao ở góc mái, nét kiến trúc Việt Nam
.
Hình tượng mái đao là nét đặc sắc riêng của văn hóa truyền thống, được sử dụng trong miếu đình, nhà thờ họ tộc, chùa, nhà thờ Chúa... Xuấ hiện từ những ngày xưa, khi công trình làm bằng gỗ, cho tới sau này thì làm bằng bê tông, tấm ốp vật liệu nhẹ... cũng xuất hiện góc mái cong vút.
Các nước Châu Á nói chung, và nói riêng Trung Quốc với Nhật Bản thì mái được uốn cong theo "chồng đầu tiếp đuôi". Việt Nam thì "tàu đao lá mái" có nghĩa là góc mái làm cong uốn ngược - hay là đao quật.
Long Lân Quy Phụng là bốn con vật xuất hiện nhiều cùng mái đao trong công trình tâm linh... kèm theo họa tiết mây, hoa lá... với ý niệm của người dân là cầu mong mưa thuận gió hòa.
.
hodinh4.jpg

Hình tượng góc mái cong vút lên, cũng tượng trưng cho mũi thuyền lao tới, rẻ nước mà đi, thật hiên ngang và oai hùng, nét đẹp văn hóa sông nước của người dân bao đời.
.
hodinh2.jpg

Đinh Chu Quyến kiến trúc đình gỗ xưa cũ tại Hà Nội.
.
Nói về đình lâu đời nhất, phải nhắc tới Đinh Chu Quyến ở làng Chàng, ngôi đình làm bằng gỗ lim , 4 góc mái là 4 đầu đao cong vút lên, đình xây dựng cuối thế kỷ thứ 17. Ngôi đình nằm ở một ngôi làng nhỏ với mặt bằng kiểu chữ Nhất, theo lối 3 gian và 2 chái.
.
hodinh5.jpg

Nếu ai đã thới Nhà thờ đá Phát Diệm ở Ninh Bình, một KINH ĐÔ Công Giáo VN, thì sẽ thấy hình tượng góc mái cong vút lên. Kiến trúc nhà thờ Đá Phát Diệm là nét giao thoa giữa kiến trúc Phương Đông với Phương Tây, với phong thủy trước hồ sau núi... Nhà thờ nhưng nhìn vào sao giống miếu tự, đình làng, chùa... vì có mái cong hình mũi thuyền.
.
hodinh6.jpg

Tiếp đó là nhà thờ La Vang ở Quảng Trị, nhà thờ cũng mang hình dáng kiến trúc Việt, mái nhà thân quen, hao hao giống như ngôi đình làng, ngôi nhà dân Việt.
Nhiều người đã quen với nhà thờ kiến trúc phương Tây, cho nên nhìn những nhà thờ mang nét Việt sẽ ngạc nhiên, ôi kiến trúc CHÙA. Thực ra đó là kiến trúc người Việt, đình làng, miếu tự...
Riêng về tôn giáo, thì Đức Chúa hay ông Phật đều từ bỏ mọi thứ vinh hoa phú quý, ra giữa đời giúp người dân "cứu nhân độ thế". Chứ không khuyến khích xây nhà lớn với tượng thật to cho đấng tâm linh ở đó, chờ người dân tới xin và cho. Xây nhà thờ với chùa lớn để những ai muốn học đạo, đến khấn nguyện, cầu mong cho bình an tâm hồn mình, học kinh kệ, thuyết giảng làm người tốt. Cho nên kiến trúc này kia chỉ là con người tạo ra, chứ Chúa hay Phật không tạo ra.
Xin cảm ơn sự chịu đựng của quý vị!
Lan man
Đinh Thanh Hải
 
Top