Phóng sự: VỀ HOA LƯ TÌM CHÂN DUNG ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ

dinhvandat

Thành viên mới
Phóng sự: VỀ HOA LƯ TÌM CHÂN DUNG ĐINH TIÊN HOÀNG ĐẾ

Ngày 5 và 6 tháng 3 năm 2012, đoàn cán bộ của Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam do GS TS Đinh Ngọc Hiện làm trưởng đoàn. Thành phần có các ông Đinh Văn Đạt, Đinh Văn Học và Đinh Nguyễn Việt Hưng đã về cố đô Hoa Lư để gặp ông Nguyễn Văn Son, Giám đốc Công ty TNHH Tràng An danh thắng nhằm tìm hiểu những tư liệu về Vua Đinh của chúng ta. Toàn bộ kinh phí cho chuyến đi 5 người (cả lái xe) đều do ông Đinh Ngọc Hiện tài trợ hết. Từ ăn, ở, đi lại cho đến tiền đò giang… vẫn từ hầu bao của Hiện. “Chuyến đi mà được việc thì hết bao nhiêu tôi cũng chi. Chỉ sợ chúng ta không có duyên thôi.” Ông Hiện nói như vậy.

Nơi đầu tiên đoàn đến để trình diên Vua Đinh đấy là Đình Vua Đinh. Chúng tôi cũng biện lễ vật để cẩn cáo Vua, xin cho đại diện con cháu họ Đinh đến để khẩn cầu vong linh Vua biết được những tư liệu thực của Người, nhằm xây dựng một bộ tiểu sử đầy đủ của Vua Đinh nói riêng và Nhà Đinh nói chung. Có lẽ Ngài đã chấp thuận nên chúng tôi đã gặp được ông Son và bước đầu có nhiều thông tin quý giá về Người…

Khoảng 5 giờ chiều ngày 5/ 3/2012 chúng tôi được ông Son tiếp đón niềm nở vào Phủ Đại của ông. Câu đầu tiên ông Son nói: “Tôi đợi các bác từ chiều. Biết rằng giờ này các bác mới tới nơi, nhưng vẫn cứ thấp thỏm lạ kỳ. Có lẽ anh em mình hữu duyên chăng? Từ đêm hôm qua, được tin các bác đến, tôi cứ đứng ngồi không yên. Có lẽ Vua Đinh và Thái tể Định Quốc công Nguyễn Bặc nhà tôi đã xe duyên cho chúng ta hay sao mà lòng tôi tràn ngập niềm vui. Hiện nay, mỗi ngày tôi tiếp có dư ngàn khách. Song, với các bác họ Đinh thì rõ ràng là một điều đặc biệt đối với tôi rồi”.

Ông cho biết, tất cả những lời thuyết minh của Tràng An – Bái Đính cũng như Tam Cốc – Bích Động và dĩ nhiên là cả Tràng An danh thắng này, rồi đến hai Đình Vua Đinh, Vua Lê… đều do một tay ông soạn thảo. Sau đấy cho nhân viên hướng dẫn du lịch học thuộc lòng, kể cả những người chèo đò, những người trông giữ xe máy, xe đạp, ôtô…Ai cũng phải thuộc hướng dẫn du lịch của ông. Có thuộc hướng dẫn du lịch thì mới được làm việc. Đấy là tiêu chí số một để tuyển người. Trước đây ông làm việc ở Bái Đính với em họ ông là Nguyễn Xuân Trường. Về sau vì bận việc với Công ty Vật liệu xây dựng do ông lập ra nên ông thôi ở Bái Đính. Mới 4 năm nay, ông dựng lên khu du lịch Tràng An danh thắng này và cho đến bây giờ cũng đã hòm hòm rồi, ông nói vậy. Bởi thế, ông vừa là Giám đốc vừa là nhân viên hướng dẫn du lịch của Tràng An danh thắng. Một ngày khoảng chục đoàn, mỗi đoàn tới 200 người đến đây để thăm quan và du lịch lịch sử.

Ông dẫn chúng tôi lên Phủ Đại thờ Thái tể Định Quốc công Nguyễn Bặc. Phía trên cao nữa có một ngai to để thờ vọng Vua Đinh. Nơi đây là cửa Nam của thành Hoa Lư xưa. Con sông Hoàng Long sau khi chui qua hang Luồn dài khoảng 300 mét là chảy vào sông Sào Khê, đổ ra sông Vân Sàng rồi nhập vào sông Đáy mà đi ra biển. Phía trên hang Luồn là một dãy núi đá có 8 ngọn, chầu lại với nhau, phía dưới là sông Sào Khê, sâu trung bình là 3 thước nước, tạo cho nơi đây có thế đất “đại bàng ẩm thuỷ”, giống như khu vực Cửa Ông thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quả thật, nơi đây không chỉ là địa linh của cố đô Hoa Lư, đã hơn ngàn năm tuổi mà còn làđắc địacủa một trung tâm du lịch, không chỉ cho tâm linh cho lịch sử mà cho cảdu lịch sinh thái nữa. Theo ông Nguyễn Văn Son, ngày xưa Vạn Thắng Minh Vương mỗi lần xuất quân đi đánh 12 Xứ Quân khác thì đều lấy nơi đây làm địa điểm tập hợp ba quân, thúc Trống, khua Chiêng để hội quân. Vì Cửa Nam là hướng Chu Tước, tượng trưng cho màu Đỏ, màu của chiến thắng. Thúc Trống là hợp binh. Khua Chiêng là gọi dân. Lần nào Vua xuất chinh cũng đều có dân chúng ra tiễn đưa và ủng hộ cơ man là lúa gạo, là trâu bò, là dê lợn…

Chúng tôi được ông Son giói thiệu tỉ mỉ về Phủ Đại của ông. Trong phủ, có thể nói như một bảo tàng thu nhỏ. Cái gì cũng quý giá cũng được trân trọng. Ông Son có một bộ tiền cổ thật khó có ai được sở hữu được như thế. Có hai đồng tiền của nhà Đinh được để nơi thật trang trọngnhất. Hai đồng “Thái bình Hưng bảo”, hiện vật cổ xưa nhất nước ta, hai nội tệ đầu tiên của Việt nam. Chúng tôi ngắm nhìn mãi mà thấy cứ như là mình đang sống ở giữa Triều nhà Đinh thuở xưa, thấy như vang vọng lại hồn thiêng sông núi mà cha ông chúng ta đã mất bao xương máu mới có được như vậy.

Tiếp đó là tiền của nhà Tiền Lê, tiền của nhà Lý, của nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn. Cuối cùng, đối diện với tiền của nhà Đinh là tiền đồng của Việt nam Dân chủ Cộng hoà, có ảnh Bác Hồ. Người trưng bầy cố ý sắp xếp để Thái bình Hưng bảo đối diện với đồng tiền Ngân hàng Quốc gia Việt nam, hai đồng tiền của hai nền Độc lập, một là linh tệ của triều Đinh, một là nội tệ đầu tiên của nền Dân chủ Cộng hoà tại Việt nam. Đây có thể nói là một viện bảo tàng thu nhỏ của các loại tiền tệ Việt nam, qua các triều đại, đã hơn một ngàn năm, thật chói lọi.

Trong phủ còn trưng bầy rất nhiều thứ. Từ những viên gạch của nhà Đinh để xây dựng Nội đô, nhưng hòn đá kê chân cột, những viên ngói, đa phần là vỡ, những vật dụng dùng cho sinh hoạt hàng ngày của Vua, Hoàng tộc và quan lại v.v…

Phía trên Phủ Đại, hai bên là hai Miếu thờ, được kê xếp toàn bộ những đồ sành sứ mà ông Son thu nhặt được khi nạo vét sông Sào Khê. Hai đồng Thái bình Hưng bảo chính là thu được dưới đáy sông này. Theo ông Son, cần có các nhà khoa học nghiên cứu, sắp xếp, phân loại cho rất nhiều đồ sành sứ ở đây. Vì rằng, trong số này chắc chắn là của thời Đinh, thời Tiền Lê, thời Lý và cả nhà Trần nữa. Vì nhà Trần đã hai lần lui về đây để thực hiện kế “vườn không nhà trống”chống giặc Nguyên – Mông.

Ngoài hai miếu thờ ấy ra, trước cửa hai miếu còn có hai cái giếng, sâu thăm thẳm. Trước tiên, ông Son dẫn chúng tôi lên Giếng Tiên, thực chất là một giếng cạn, đáy thông xuống hang Luồn. Ông Son nói là, không biết sâu bao nhiêu, nhưng chúng tôi ném đá xuống thì thấy có tiếng rơi “bùm” vào nước. Điều đó có thể đúng vì hang Luồn, có con sông Sào Khê chảy qua, ở ngay dưới chân núi. Giếng thứ hai, ông Son đặt tên là “Giếng giải oan”, trong giếng la liệt tiền, được khách tham quan ném xuống đấy để cúng tiến..

Tối đến, sau khi ăn cơm, ông Son lại tiếp tục cho chúng tôi biết những điều khác với những điều chúng ta đã biết. Ví như chuyện về con Rái Cá, theo như truyền thuyết thì đó là người sinh ra Đinh Bộ Lĩnh, rồi đến việc Bộ Lĩnh giết trâu của Thúc Dự để khao trẻ chăn trâu. Ông Son nói rằng, vì hai vua Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đưa quân lính triều đình Cổ Loa về đánh Đinh Bộ Lĩnh hơn một tháng trời mà không làm gì được. Hai vua cho bắt Đinh Công Dự ra tra khảo. Thúc Dự, vì bảo vệ cháu nên đã phịa ra chuyện: “Nó đâu phải là cháu tôi. Nó là con của Rái Cá đấy chứ. Nó còn giết trâu của tôi để ăn với bọn trẻ chăn trâu, rồi cắm đuôi trâu vào khe đá để đánh lừa tôi, là trâu đã chui vào khe nứt này rồi…”. Từ những câu đối chất ấy của ông Đinh Công Dự để đánh lừa triều đình Cổ Loa và bảo vệ cháu, về sau dân chúng thêm thắt vào thành nhiều chuyện hoang đường về Vua Đinh. Qua đó, trước đây dưới con mắt của dân chúng, ông Đinh Công Dự là một điền chủ có tiếng là tham lam và rất độc ác với cháu. Nhưng thực tế ông thật sự thương yêu đứa cháu quý tử của người anh ruột hiếm con của mình. Theo ông Nguyễn Văn Son, Đinh Công Dự không những yêu thương Bộ Lĩnh mà còn chăm lo đến việc học văn học võ cho Bộ Lĩnh suốt bao năm trời. Vậy là có những thông tin sự đối nghịch về vấn đề này trong cuộc đời Bộ Lĩnh. Nhưng suy luận theo cách như vậy chúng tôi cho rằng, đấy mới đúng logic của vấn đề, mới là nhân văn trong nguyên lý “Văn – Sử –Triết”của cuộc đời. Chỉ mấy dòng đó thôi, cuộc đời của đức Đinh Tiên Hoàng đế một phần đã đượcphát lộ một cách rõ ràng hơn...

Sáng hôm mùng 6 tháng 3, chúng tôi được ông Son mời lên một cái thuyền đại, chở 15 khách du lịch, nhưng chỉ có 5 anh em chúng tôi ngồi lên. Chị chèo đò vừa là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với chúng tôi một cách thành thục các điển tích của cố đô Hoa Lư dọc theo sông Sào Khê về phía Nam đến hơn một cây số. Sau đó lại ngược lại hang Luồn sang sông Hoàng Long chèo về phía Thành Nội. Nơi đây có làng cổ Tràng An. Rất nhiều địa danh đã trở thành những thắng tích của cố đô, như bãi Xuất quân, núi ông Trạng, núi Hòm Sách, đồi Vọng Nguyệt, phần mộ Vua Đinh, phần mộ Vua Lê v.v…Tất cả đã lùi vào dĩ vãng của một thời sôi động của Cố đô, nền quân chủ tập quyền đầu tiên tại Việt nam. Rất tiếc, ông Đinh Xuân Vinh bận đi quay hình cho lễ hội của tướng quân Đinh Bạt Tuỵ trong Nghệ An, nên không có ai quay phim chụp hình cho đoàn. Nếu có một số tấm hình để minh chứng cho bài viết này thì hay biết mấy. Có lẽ phải để lần sau vậy. Song như thế cũng đã chấm phá ra được phần nào chân dung của vị Hoàng đế bất hủ này, của triều đình Nhà Đinh đầy hiển hách tự ngàn xưa.
Buổi trưa chúng tôi chia tay ông Son, vì ông lại có nhiều đoàn khách đang chờ. Ông Hiên chân tình góp ý: “Có lẽ anh nên bồi dưỡng khoảng hai nhân viên hướng dẫn du lịch để thay anh trong những lúc bận rộn như thế này. Từ hôm qua tới nay, tôi thấy anh phải nói nhiều qua. Cứ ra rã suốt ngày. Như thế thì chịu sao nổi. Anh chỉ thuyêt minh cho những đoàn quan trọng thôi…”. “Tôi đã cho làm thử rồi đấy, nhưng có được đâu. Có lẽ phải còn lâu lâu mới làm được điều như anh nói. Tôi sẽ cố gắng”. Rồi ông nói: “Các anh giữ liên lạc thường xuyên với tôi nhé. Anh em ta sẽ thực hiện những điều chúng ta đã bàn bạc. Các anh đến bất cứ lúc nào cũng được. Còn nhiều chuyện lắm. Một lúc không thể chuyển tải hết được. Chúc các anh thượng lộ bình an và may mắn. Hẹn gặp lại.”
Chúng tôi ra về với những suy tư về Vua Đinh, đã hơn một ngàn năm mà con cháu không có đủ thông tin về người. Có lẽ Người còn biết bao điều ẩn dấu với non sông đất nước của mình chăng?. Ông Hiện nói: “Cứ coi đây như là chuyến đi tiền trạm thôi. Theo tôi như vậy cũng đã thu được kết quả thật khả quan.”
Đúng vậy, chuyến đi về Hoa Lư đã thành công tốt đẹp.


Phóng sự: VỀ HOA LƯ DÂNG HƯƠNG NHÂN NGÀY VUA ĐINH LÊN NGÔI

Ngày 10 tháng 3 âm lịch vừa qua, Ban liên lạc họ Đinh tổ chức về Hoa Lư dõng hương nhân ngày Đinh Tiên Hoàng đế lên ngôi. Đoàn đi làm ba ôtô, có 12 người là những vị trong thường trực Ban liên lạc, do ông Đinh Ngọc Hiện làm trưởng đoàn, PGS TS Đinh Quang Hải, phó Viện trưởng Viện KH Lịch sử VN làm phó đoàn. Tất cả mọi chi phí đều do ông Đinh Ngọc Hiện tài trợ. Ông Đinh Ngọc Hiện quán triệt trước khi đi:
- Ngày Vua Đinh lên ngôi, rất có ý nghĩa đối với dân tộc ta, vỡ thế con chỏu họ Đinh cần phải hiểu được cội nguồn của sự việc. Ta đi lần này về hai nơi thắng tích. Đó là dâng hương ở mộ của ông bà Vua Đinh, gọi là lăng mộ đức Hoàng Tổ và Đền thờ Vua Đinh ở thôn Vân Bũng. Sau đó chúng ta về dâng hương tại Đỡnh Vua Đinh ở cố đô Hoa Lư. Bố mâm lễ vật tôi đó gọi cho ụng Đinh Ngọc Đậu chuẩn bị trước cho chúng ta rồi.

Khoảng 16 giờ đoàn vào đến Đền thờ Vua Đinh ở thôn Vân Bũng. ễng Đinh Xuân Vinh, phó ban liên lạc, người ở Đông An, Nam Định đã sang trước. Ông Vinh là nhà báo kiêm quay phim chụp hỡnh của Ban liờn lạc. Thấy đoàn đến, ông Vinh chạy ra, hớt hải nói với chúng tụi:
- Vừa rồi Hoàng đế nhập vào một người làm tất cả đều sợ. Lúc ấy, tôi thấy có một đoàn vào tế lễ, cảnh hay quá, tôi vác máy lên quay thỡ Cụ nhập vào một người mà phán rằng:
- Khụng quay, khụng chụp gỡ cả. Trẫm chỉ muốn bỡnh thường thôi. Không được làm rùm beng như thế này…

Rồi Ngài đi vào Hậu cung, nhỡn thấy một thựng cụng đức, ngài liền nói:
- Người dương đó nhắc nhở, sao vẫn cũn để cái thùng này ở đây. Cất đi, cất mau đi cho Trẫm. Không được xin xỏ của dân như thế…

Khụng biết làm thế nào, tôi đành đến trước tượng đức Vua rồi gieo quẻ âm dương. ễng Vinh khấn rằng:
- Con là Đinh Xuân Vinh, nhà báo, được Ban liên lạc họ Đinh Việt nam giao cho đi quay phim tư liệu về một số hỡnh ảnh tế yết của nhõn dõn, nhõn ngày đức Đinh Tiên Hoàng đế lên ngôi. Vậy con xin phép Vua Cha cho con được thực thi nhiệm vụ.
ễng Vinh gieo hai quẻ đều không được. Anh Đinh Ngọc Đậu, trưởng ban Quản lý ở đây động viờn ụng Vinh :
- Anh cố thử lại lần thứ ba xem sao?
ễng Vinh khấn lại từng cõu từng chữ thật rành rọt và gieo quẻ. Lần này một âm một dương.
Anh Đậu reo lên:
- Thánh Thượng đồng ý rồi! Đồng ý rồi.

Bởi thế, ụng Vinh nhắc đoàn, ai có chụp ảnh hay quay video thỡ phải thỉnh đức Vua. Không lơ mơ được đâu.

Đoàn vào dâng hương và lạy đức Vua. Lễ vật được ông Đậu biện cho đầy đủ. Tất cả đều cúi mỡnh để tế yết Vua Cha. Tôi cũng rầm rầm khấn rằng:
- Con là Đinh Văn Đạt, được Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam giao nhiệm vụ tỡm hiểu cỏc tư liệu về nhà Đinh và Đinh Tiên Hoàng đế. Con xin phộp Vua Cha cho con được viết được nói về những tài liệu này. Nếu Vua cha đồng ý thỡ cho con được nhất âm nhất dương.

Khấn xong tụi cũng gieo quẻ. Trong hậu cung, ỏnh sỏng lờ mờ. Tụi ngú mói mà khụng hiểu ra sao. ễng Đinh Ngọc Hiện đứng bên cạnh, mắt ông sáng hơn, liền nói to:
- Ngài đồng ý rồi. Nhất õm nhất dương.

Tôi tin chắc rằng, trong đoàn ai cũng cầu cho mỡnh về một vấn đề gỡ đó.

Chúng tôi tiến hành lên lăng mộ đức Hoàng Tổ, tức là ông bà nội của Đinh Tiên Hoàng đế, ở cách thôn Vân Bũng vài cõy số, dưới chân núi Kỳ Lân. Tức là núi có hỡnh một con Kỳ Lõn. Lăng Hoàng Tổ ở cuối dóy nỳi này.

Xuống xe, tôi quan sát địa thế. Tôi ngắm mói cỏi thế nỳi tuyệt vời này. Sao mà trựng lắp thế. Chẳng khỏc gỡ dóy nỳi cú hỡnh chữ Vương ở hướng mộ bà Hoàng Thị Loan nhỡn ra, mà đó sinh ra lónh tụ Hồ Chớ Minh của chỳng ta. Tại dóy Kỳ Lõn này cũng vậy. Hướng chính của mộ Hoàng Tổ là một dóy nỳi đó, cú hai đoạn nhô ra, tạo thành hỡnh chữ Vương. Nếu ta được ngồi trên máy bay mà đi quan sát từ phía trên xuống thỡ sẽ thấy rừ chữ Vương đó. Chữ Vương có cái chấm, chính là chữ Ngọc. Cái chấm ở đây chính là lăng Hoàng Tổ.

Tụi mải quan sỏt bốn xung quanh thỡ cũng là lỳc cỏc lễ vật của đoàn đó bày biện xong. Tất cả thành tõm dõng hương và cầu khấn đức Hoàng Tổ phù hộ độ trỡ cho con chỏu toàn gia tộc họ Đinh Việt nam, người người được mạnh khoẻ, nhà nhà được hạnh phúc…

Bất chợt một đàn chim Ó, loại đại bàng núi đá nổi tiếng của Ninh Bỡnh, đang bay liệng trên tít trên cao, quần đảo phía trên của Lăng mộ. Trong khi chờ cho hương tàn, ông Đinh Ngọc Đậu tranh thủ kể cho chúng tôi nghe:
- Khi được các nhà ngoại cảm xác định đúng mộ của Hoàng Tổ. Chúng tôi tiến hành dựng Nhà Lăng. Song có nhiều phiến đá to quá cần phải di chuyển đi thỡ mới dựng nhà Lăng được chúng tôi xin ý kiến của tỉnh, được tỉnh chấp nhận và cấp kinh phí. Thế là chúng tôi làm. Buộc lũng phải khai quật mộ rồi mới tiến hành thi cụng được, vỡ phải phỏ nhiều đá quá. Xin người âm và xin cấp trên cho khai quật. Chúng tôi thấy có hai cái chĩnh đại, một cái bên trái bi nứt. Cả hai đều gắn xi, chúng tôi thống nhất không được mở ra. Ngoài hai cái chĩnh ra cũn cú mấy viờn gạch nữa để kê chân. Khi hoàn thiện, chúng tôi lại để nguyên những viên gạch ấy làm gạch kê chân cho hai chĩnh.

Khoảng ba thỏng thỡ cụng trỡnh được khánh thành. Chúng tôi phải tiến hành hàn long mạch, vỡ phải khai sơn phá thách nhiều quá. Chúng tôi mời các nhà sư ở Chùa Kỳ Lân tụng kinh niệm Phật ba ngày đêm liền. Hôm cuối cùng, ngay tại bát hương, có một cột khí, cuộn lại rồi bay lên. Liền đó, lá cờ đại ngũ sắc của nhà Phật, mới dùng có ba hôm thỡ đó rỏch. Hai hụm sau, đêm đó tại Lăng Hoàng Tổ, một vầng hào quang sáng rực đến một tiếng đồng hồ rồi mới hết. Đó là những chuyện lạ mà chúng tôi không giải thích được. Sư thầy trụ trỡ ở Chựa Kỳ Lõn thỡ núi rằng: “Đây là một điềm đại lành cho Đinh tộc Việt nam”.

Chưa hết, hôm sau chúng tôi chính thức dâng lễ vật, gồm một mâm xôi, một con lợn quay đê tế yết đức Vua tại Đền Phát tích Vua Đinh ở thôn Vân Bũng. Đàn chim Ó hôm qua, từ núi Kỳ Lõn bay liệng mấy vũng trờn trời, chớnh giữa ngụi Đền rồi mới bay về núi. Một sự huyền diệu thật hiếm có.
Khoảng 9 giờ chúng tôi đến Đỡnh Vua Đinh ở Hoa Lư để tế yết.
Chúng tôi tranh thủ đến Tràng An danh thắng của ông Nguyễn Văn Son. Ông Son cho chỳng tụi biết:
- Một viên gạch vỡ kê chân chĩnh ở Lăng mộ Hoàng Tổ, tôi vẫn giữ được. Viên gạch đó là viên gạch của nhà Đinh. Chúng tôi cho rằng: sau khi lên ngôi Hoàng đế, nhà Vua đó lờn tụn tạo lại phần mộ của ụng bà mỡnh. Hai cỏi chĩnh thỡ cú một cỏi bên trái bị nứt. Nhiều người am hiểu thỡ cho rằng: Cú thể ngày Vua Đinh và con là Đinh Liễn bị sát hại, Hoàng Tổ buồn đau quá nên cái chĩnh bên trái bị nứt ra. Nam tay trỏi, gỏi tay phải. Quy luật của muôn đời mà…

Tôi viết ra đây bài phóng sự này về những gỡ mắt thấy tai nghe qua chuyến đi, nhân ngày Vua Đinh lên ngôi. Tôi cứ phân vân chưa muốn phát trên trang Web. Nhưng rồi tôi lại nghĩ: mỡnh đó xin phộp nhà Vua, cho nhất âm nhất dương, nghĩa là Vua Cha đó đồng ý. Tôi mạnh dạn đưa lên trang Web HỌ ĐINH VIỆT NAM để bà con họ mạc gần xa biết được một sự linh ứng thật là huyền diệu.


Phóng sự: CHUYẾN ĐI HOA LƯ LẦN THỨ BA

Nhân ngày tưởng niệm Vua Đinh, 28 tháng 4 năm Nhâm Thìn, một số thành viên Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam do ông Đinh Ngọc Hiện phó Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam đã về thôn Văn Bòng để dự lễ tưởng niệm Đinh Tiên Hoàng đế và dâng hương tại Lăng Hoàng tổ (tức ông bà nội Vua Đinh). Đồng thời đoàn cũng gặp gỡ đại diện các chi họ Đinh ở hai xã Gia Lạp và Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình để vận động thành lập Ban liên lạc họ Đinh Ninh Bình.

Tại lăng Hoàng Tổ, ngày 18 tháng 5, khoảng 8 giờ 30 sáng (tức ngày 28 tháng 4 âm lịch) mọi người đã tập trung đông đủ, các lễ vật cũng săn sàng để dâng hương. Lúc này trời quang đãng trong xanh, không một gơn mây. Đến 9 giờ lễ dâng hương được bắt đầu. Lúc bấy giờ mặt trời đã lên đến một cây sào. Tự dưng có một đám mây ngũ sắc không hiểu ở đâu kéo đến, che bớt ánh nắng xiên khoai, làm cho không gian trở nên êm dịu và huyền ảo lạ thường. Đám mây ấy cứ tụ lại trên cao làm tán xạ ánh sáng mặt trời, tạo cho đám mây thành nhiều mầu sắc thật là lung linh như cầu vồng trước lúc mưa. Khi nhà sư chùa Kỳ Lân bắt đầu tụng kinh thì lại có thêm hai đám mây trắng như bông, giống như ở Đền Đô, có 8 đụn mây trắng tạo thành bát đế vân du. Hai đám mây trắng ấy tụ ngay trên đỉnh đầu chúng tôi, tạo thành hình hai con rồng trắng, châu đầu vào đỉnh lăng…làm cho chúng tôi vô cùng ngạc nhiên về sự kiện kỳ lạ ấy. Hơn 80 người, không ai là không nhìn thấy sự huyền diệu đến mức khó tin là có thật.

Nhà sư tụng kinh xong thì bất chợt cháu Hằng, con gái ông Đậu ở thôn Văn Bòng, tự dưng mặt đỏ lên như quả gấc chín, nói rằng:
- Ta đã dặn rồi, không được dâng phẩm vật mặn. Hoàng Tổ của ta đã là tiên là phật rồi. Ăn sao được những thứ đó mà dâng. Chỉ hoa quả, oản trái thôi. Bày biện cơ man xôi thịt, chỉ tổ phí phạm của dân thôi…
- Dạ thưa! Chúng con biết lỗi rồi ạ…
- Ta đã nói nhiều lần mà cứ thế... Lần sau còn như thế nữa thì liệu đó.
Sáng sớm nay, chính tay cháu Hằng sửa soạn mâm lễ vật mà chúng tôi nhờ, có cả một con lợn quay, trông thật là hấp dẫn để cúng Hoàng Tổ…thế mà đến giờ Hằng nói cứ như người khác vậy. Chúng tôi vô cùng ngạc nhiên về sự kiện này. Tôi buột mồm hỏi sư Phúc, trụ trì chùa Kỳ Lân:
- Dạ thưa thầy! Cháu Hằng đang nói, đấy là ai nói đấy ạ…
Nhà sư chùa Kỳ Lân giải thích:
- Cháu Hằng được chính Đức Vua mượn lời để nói với người trần chúng ta đó.

Nghe thấy thế tất cả chúng tôi, hơn 80 người liền cúi rạp xuống và cầu khẩn. Mỗi người tâm niệm một kiểu. TôI nghĩ tới con lợ quay, béo ngậy, đỏ au được ông Đinh Ngọc Hiện nhờ người biện hộ…tôi cũng cúi rạp người và lầm rầm cúng khấn thành bài hẳn hoi, rằng:
- Chúng con xin kính lạy đức Vua Cha! Ban liên lạc họ Đinh Việt nam chúng con đến dâng hương tại lăng Hoàng Tổ. Chúng con có nhờ bà con thôn Văn Bòng thỉnh một ít lễ mọn để cúng dâng Hoàng Tổ. Chúng con không biết nên đã thỉnh một số đồ mặn. Kính xin đức Vua Cha đại xá cho chúng con về tội…không biết. Chúng con sẽ rút kinh nghiệm để lần sau không tái phạm. Kính xin đức Vua Cha tha tội chết cho!

Trên cao, đám mây ngũ sắc dần dần cũng tan đi. Hai con rồng, khoảng 30 phút sau cũng tản mát ra khắp phía…làm cho bầu trời trong xanh trở lại. Nắng bất đầu chiếu xuống gay gắt. Trời mỗi lúc một oi bức thêm, ngột ngạt hẳn lên. Chúng tôi kết thúc buổi dâng hương ở lăng Hoàng Tổ trong một tâm trạng…khó tin mà có thật ấy, không chỉ một vài người mà có tới gần trăm con người…đều là con cháu của Vua Đinh.

Chúng tôi đi xuống sân chùa Kỳ Lân. Tôi trao đổi với đại diện 12 chi họ Đinh thôn Lãng Ngoại của xã Gia Lạp, do ông Đinh Văn Vận, trưởng chi Một dẫn đầu. Sau đó gặp gỡ đại diện họ Đinh thôn Văn Hà, tức làng Đại Hữu xưa, do ông Đinh Thế Truyền dẫn đầu. Hiện giờ Văn Hà có tới 300 hộ với 700 đinh. Nghĩa là làng Văn Hà tối thiểu có tới 2.000 nhân khẩu. Riêng huyện Nho Quan có một thôn là Phương Hưng, xã Gia Tường có 104 hộ, 350 đinh, khoảng 1.000 nhân khẩu do ông Đinh Văn Liên dẫn đầu cũng sang để dâng hương Hoàng Tổ.

Trong khi chúng tôi làm việc với các đại diện họ Đinh mấy thôn thì ông Đậu được sư trụ trì chùa Kỳ Lân mời vào trong phật điện, rồi được một người ngoại cảm truyền lời của Hoàng Tổ rằng:
- Từ nay lấy ngày giỗ của Hoàng Tổ mẫu là mùng 4 thánh 8 ta mà tế tự, không dùng ngày Tưởng niệm Vua Đinh nữa 28 tháng 4 nữa.
Ông Đậu hỏi lại Hoàng Tổ:
- Dạ thưa! Thế còn ngày kỵ của Hoàng Tổ là bao nhiêu ạ.
- Chung một ngày với Hoàng Tổ mẫu thôi, để khỏi phiền hà cho con cháu…
Ông Đậu hỏi thêm để nhờ Hoàng Tổ mách nước cho việc tìm mộ chính thức của Vua, thì được trả lời rằng:
- Không được đâu con, các con biết thì bọn Tàu cũng biết. Chúng nham hiểm lắm. Chúng mà iểm thì sẽ tổn hại đến nguyên khí của quốc gia. Mà biết để làm gì kia chứ…

Thế là lần này, chúng tôi lại được Hoàng Tổ tiết lộ thêm một số thông tin thật là giá trị. Cứ mỗi lần về, Hoàng Tổ lại cho thêm thông tin mới.
Chúng tôi ngồi vào bàn để hưởng lộc của Hoàng Tổ ban cho mà ai cũng thấy: rõ ràng như là có hai thế giới song song tồn tại. Đã hơn một ngàn năm mà ông bà của Vua Đinh, chắc là đã thành tiên thành phật cả rồi, nhưng vẫn dung dị như là đời thường vậy thôi. Tuy việc tìm người tâm huyết để thành lập ban liên lạc họ Đinh của Ninh Bình chưa có đầu mối chắc chắn nào, nhưng những thông tin về đức Hoàng Tổ của Vua Đinh làm chúng tôi cảm thấy thật là gần gũi như chính ông bà của mình vậy.

Ba giờ chiều hôm đó, chúng tôi chia tay bà con ba xã, đi ra Nam Định để ngày hôm sau, kịp lễ ra mắt của Ban liên lạc họ Đinh tỉnh Nam Định.


Phóng sự: LỄ RA MẮT BAN LIÊN LẠC HỌ ĐINH NAM ĐỊNH

Sáng ngày 19/5/2012 ông Đinh Văn Sáu, trưởng ban liên lạc lâm thời cùng các vị đại biểu họ Đinh Nam Định đón tiếp chúng tôi thật nồng hậu. Ban liên lạc lâm thời đã lên chương trình buổi họp bầu ban liên lạc họ Đinh Nam Định thật là hoành tráng. Đầu tiên là lễ dâng hương các anh hùng liệt sỹ ở hai xã Xuân Kiên và Xuân Tiến. Đồng thời tất các cụ già họ Đinh từ 80 tuổi trở lên ở hai xã này đều có quà mừng thọ của họ Đinh Nam Định gửi tới với mỗi người một cân đường, hai hộp sữa. Tuy là khiêm tốn nhưng ý nghĩa thì thật là lớn lao. Ban liên lạc mời được cả các nhà sư chùa Xuân Kiên đến tụng kinh cho các liệt sỹ ở hai nghĩa trang này. Xã Xuân Tiến hầu hết nhân dân theo đạo Thiên Chúa nên các nhà thờ đêm 18/5 đã tụng kinh suốt đêm cho các liệt sỹ. Một việc làm có thể nói là chưa từng có ở địa phương. Họ Đinh Nam Định đã làm được một việc thật đúng với phương châm uống nước nhớ nguồn của Đảng ta, một việc làm thật nhân văn và đầy ý nghĩa.

Một chương trình được tính toán chi ly cặn kẽ cho cuộc họp họ Đinh toàn tỉnh Nam Định. Cuộc họp đã bầu ra Ban liên lạc họ Đinh Nam Định, đồng thời bầu ra ban liên lạc họ Đinh của hai xã Xuân Kiên và Xuân Tiến, nơi tập trung số đông người họ Đinh của huyện Xuận Trường. Họ mạc đến họp thật là đông vui. Ban tổ chức dự kiến chỉ mời trên một trăm đại biểu, nhưng con số cuối cùng chốt lại là 250 người. Thật không tưởng tưởng nổi khí thế họ Đinh ở đây lại mạnh mẽ như vậy. Tất cả đều là do tài tổ chức của những người tâm huyết của dòng họ. Ai cũng cho rằng: “Chưa bao giờ được họp toàn tỉnh như thế này. Ngày nay họ Đinh Nam Định đã làm được cái việc mà ngàn năm qua chưa bao giờ có. Không đến họp họ thì có phải là thất lễ với tổ tiên hay không?”

Ông Đinh Xuân Dũng, Trưởng ban liên lạc họ Đinh Việt nam đã phát biểu một bài thật là ấn tượng. Ông đã truyền được cảm xúc của Ban liên lạc đến với tất cả những người có mặt để họp họ Đinh Nam Định. Nghe ông nói mà nhiều vị thấy, hình như Đinh Tiên Hoàng đế đã phù trợ cho họ Đinh Việt Nam ta, bắt đầu xốc lên một khí thế mới, một tình cảm mới của những người họ Đinh trong cả nước.

Tôi lại suy rộng ra, sau khi thành lập được Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam, ngày 07 tháng 01 năm 2012, chỉ mới có 06 tháng mà Ban liên lạc đã làm được khối việc. Đã thành lập được Ban liên lạc của Hải Dương, của Thái Bình, của Hưng Yên và hôm nay là Nam Định. Ban liên lạc đã tổ chức đi Hoa Lư đến 3 lần, nhân các ngày trọng đại của Nhà Đinh. Những người tâm huyết nhất phải kể đến ông Đinh Ngọc Hiện. Ông đã tài trợ tất cả mọi khinh phí để cho các chuyến đi được thông đồng bén giọt. Được biết, ông Hiện đã chi hầu hết cho việc thành lập Ban liên lạc họ Đinh Nam Định, việc ấy lại thêm một công tích phát tâm mà ông đã cống hiến cho Ban liên lạc họ Đinh Việt nam nói chung và Nam Định nói riêng. Cứ nói đến việc của họ Đinh là lúc nào và bao giờ cũng thấy sự có mặt của ông Hiện.

Trên đường về, ông Đinh Xuân Dũng nói vui với mọi người:
- Giá như họ Đinh ta có được một chục ông như ông Hiện thì việc của họ có lẽ còn trôi chảy nhiều hơn nữa. Có Tâm có Đức, đó là lẽ sống của nhiều người họ Đinh chúng ta. Những việc làm của các anh chính là Tâm và Đức đấy. Bỏ cả mọi việc của nhà, bỏ cả ngày nghỉ để đi làm việc họ, trong thời buổi này thật đáng trân trọng. Chả trách Cụ đồng ý cho ngay…

NHỮNG TRĂN TRỞ SAU MẤY LẦN VỀ HOA LƯ

Có thể nói về Hoa Lư tức là về cuội nguồn không chỉ của người họ Đinh mà còn là cuội nguồn của cả dân tộc Việt Nam ta. Những thắng tích, những địa danh nổi tiếng đã thu hút một lượng khách du lịch thật đông đảo của Ninh Bình, làm cho nơi đây trở thành một trong những tâm điểm địa chính trị, địa lịch sử của hơn một ngàn năm qua. Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam đã xác định: việc thành lập Ban liên lạc họ Đinh Ninh Bình là trọng tâm số một của việc thành lập Ban liên lạc họ Đinh các tỉnh, thành phố. Nhưng sau mấy lần về Hoa Lư, tiếp xúc với các chi họ Đinh ở đây thì chúng tôi mới thấy rằng, quả không giản đơn như việc thành lập Ban liên lạc họ Đinh của một số nơi khác.
Sau mấy lần về Hoa Lư, chúng tôi thấy có một số vấn đề cần bàn bạc:
Thứ nhất: Họ Đinh ở Ninh Bình rất đông người. Chỉ một làng Văn Hà, xã Gia Phương, tức làng Đại Hữu xưa đã có 300 hộ, 700 suất đinh. Như vậy có thể dân số Văn Hà lên đến 2.000 người. Hay như ở thôn Lãng Ngoại, xã Gia Lạp có tới 12 chi họ Đinh…Bởi vậy chúng tôi gặp ai và ở đâu cũng được trả lời rằng:
- Chúng tôi chỉ là một chi tộc nhỏ. Không dám đại diện cho cả họ Đinh Ninh Bình được. Phức tạp lắm.
Chúng tôi đã nói chuyện với ông Đinh Văn Minh, nguyên Chủ tịch xã Gia Phương. Ông lấy cớ là đang làm ăn tận Bắc Ninh, nên đã từ chối khéo về việc đứng ra thành lập Ban liên lạc Ninh Bình. Hiên có ông Đinh Văn Thắng, nguyên Chủ tịch tỉnh Ninh Bình khoá gần đây. Nghe nói ông cũng rất tâm huyết với công việc củ họ mạc. Nhưng hiện ông đang làm Tổng Giám đốc một công ty ở ngoại tỉnh. Do đó việc chắp nối để gặp gỡ ông không đơn giản/
Vì vậy, vấn đề này Ban liên lạc họ Đinh Việt Nam cần phát hiện và tìm tòi vài nhân vật, cán bộ cỡ cấp tỉnh, lại thật tâm huyết với dòng họ thì mới có thể có được Ban liên lạc họ Đinh Ninh Bình được.
Thứ hai: Từ vấn đề trên chúng tôi cho rằng, phải thành lập Ban liên lạc họ Đinh của vài huyện, thị của Ninh Binh trước, rồi sau đó mới thành lập ban liên lạc họ Đinh của Ninh Bình, trong khi chờ đợi tìm người xứng đáng.
Thứ ba: Về Đền thờ Phát tích Vua Đinh.
Cái tên Phát tích thì quá đúng rồi, nhưng địa điểm thì chưa chuẩn xác. Ai cũng biết, Vua Đinh ta phát tích ở làng Đại Hữu, Châu Đại Hoàng, ngày nay là thôn Văn Hà, xã Gia Phương huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Trước đây, hai thôn Văn Hà (tức làng Đại Hữu xưa kia) và Văn Bòng đều có Đền thờ Vua Đinh. Đền thờ ở thôn Văn Bòng còn giữ được tượng Vua Đinh, còn Đền thờ ở thôn Văn Hà thì không còn. Đền thờ Vua Đinh ở Văn Hà ngự trên một khuôn viên khá đẹp, của một đồi cao, có cây cối mát rượi. Diện tích ước chừng cũng đến vài mẫu, đường đi lối lại khá quang đãng. Biết đâu, xưa kia Đinh Tiên Hoàng đế, khi còn cờ lau tập trận đã từng lấy nơi đây để cùng bạn bè chơi rồng rắn lên mây trong những đêm trăng thanh gió mát…Vị trí ấy quả là một địa danh rất xứng tầm với Đền thờ Vua Đinh.
Nhưng cỡ năm 1978, theo chủ trương hợp tác xã toàn xã thế là người ta đã di dời Đền thờ Vua Đinh ở thôn Văn Hà xuống phía dưới và thu nhỏ lại chỉ còn khoảng 200 m2. Đồ tế tự đơn sơ, phần lớn mới thỉnh được vài năm nay. Từ một đền thờ Vua Đinh, thật đúng nghĩa của nó thì ngày nay chỉ thờ Thượng Tổ chi của Văn Hà.
Xã đã cho chuyển dời như thế để lấy đất làm trường cấp II. Quả là một việc làm không tính trước ngó sau gì cả. Giá như có sự cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của Sử học thì sẽ không như thế. Cuối tập kỷ thứ nhất của thế kỷ 21, thôn Văn Bòng đã chỉnh trang lại đền thờ Vua Đinh ở đây và lấy tên là Đền thờ Phát tích của Vua Đinh. Một việc làm rất tự phát. Không hiểu lãnh đạo tỉnh Ninh Bình có can thiệp vào việc này hay không? Theo chúng tôi Đền thờ Phát tích Vua Đinh phải ở thôn Văn Hà, tức làng Đại Hữu của Vua Đinh thì mới đúng với sự phát tích của Vua. Bây giờ chỉ còn cách:
- Một là, trường Trường học cơ sở Gia Phương phải di dời đi địa điểm khác, trả lại khuôn viên của Đền thờ Vua Đinh xưa kia.
- Xây dựng một Đền thờ Phát tích của Vua Đinh ngay tại địa điểm cũ.
- Đền thờ Phát tích Vua Đinh tại Văn Bòng không mang tên là Đền thờ Phát tích Vua Đinh nữa mà đổi lại là Đền thờ tưởng niệm Vua Đinh.
Việc này phải có trong quy hoạch của tỉnh Ninh Bình, thậm chí có kinh phí của Nhà nước hỗ trợ thì việc mới xong. Thiết nghĩ, bây giờ chúng ta không làm thì muôn thuở vẫn cứ sai như vậy. Dẫu có tốn phí bao nhiêu đi nữa, nhưng muôn đời con cháu mai sau sẽ hiểu đúng lịch sử nhà Đinh. Đấy mới là cần thiết nhất.
 
Top