Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
LỜI NÓI ĐẦU


Nước phải có sử
Sông tất có nguồn
Cây kia có cội
Người có Tổ tiên
Viết từ Lạc vương
Xa xôi rộng quá
Viết từ Tiên Hoàng
Gốc nguồn chưa rõ
Vâng mệnh phụ vương
Con viết gia phả
Dựa vào Bút ký
Dựa vào lời cha
Sắc thế thi thư
Hạ từ di cảo
Chính khí hội tụ
Tinh hoa hợp thành
Biển cả trăng thanh
Trời Nam nắng đẹp
Cửa tướng nhộp nhịp
Sân trình hoa khai
Mỹ lâm quê tổ
Ngành xuống Đông Đôi
Ái quốc mãn hoài
Kiên cường bất khuất
Áo xiêm muôn sắc
Thiên hạ lừng danh
Từ đức cao minh
Huy hoàng gia sử
Dòng máu hào hùng
Công hầu Bá tử
Giáp thìn 1484) bắt đầu
Đinh Mùi ( 1487) đầy đủ
Thơm để cháu con
Muôn đời bất hủ​


Đông Cao xuân Đinh Mùi​


Đinh Công Đột




CÁC VỊ TIIÊN TỔ

1. Tiền cao tổ Trần triều Thái uý, dự ban phò mã, chấn vũ hầu, truy tặng Mục huệ Đại vương Đinh Hồng Đức Đinh Thế Biểu vợ là Trần Thị Ngọc Huy con gái Trần tướng công
2. Tiên tổ Trần triều Thái uý Bình chương sự Bỉnh tai hầu Đinh Tôn Nhân ( lấy chị gái Lê Lợi ) tên là Lê Thị
3. Tiền bá phụ Lê Triều Lũng Nhai khai quốc công thần, Thái sư Bân quốc công, truy phong thượng đẳng phúc thần Đinh Lễ vợ Bùi Thị Ngọc Liễu con gái Bùi Quốc Hưng
4. Tiền Bá phụ Lê triều Lũng Nhai khai quốc công thần Thái phó Đinh Quốc công truy phong đẳng phúc thần Đinh Bồ.
5. Tiền tiên nghiêm Lê triều Sinh hoả Lũng Nhai khai quốc bảo kiếm công thần tứ đại kỳ công Thượng trụ quốc Thái sư kiêm thái tử thái sư Lân quốc công tặng phong trung mục Đại Vương thượng đẳng đại vương, vĩnh thuỳ bất hủ bao phong thượng đẳng Đại phúc thần Đinh Liệt ( giỗ ngày 13 tháng giêng âm lịch
6. Tiền tiên từ Lê triều tiết hạnh trung trinh nhụ nhân, tặng khai đoan dực chính Tôn thần Trần Thị Hương ( miếu thờ tại Thanh Đàm giỗ ngày 15/8 âm lịch )
7. Tiền tiên triều …. quí tỵ khoa tiến sỹ gia Hàn lâm Thuyên thuận hoá xứ thừa sứ , nhập nội Tư mã tham nghị triều chính, vũ công hầu Đinh Vĩnh Thái .
8. Tiền bá phụ trọng tử Lê triều Binh bộ thượng thư, tae thị lang, tín trạch hầu, tự ông nghị đô thuỵ cang chính, Đinh Vĩnh Thịnh.
9. Tiền bà phụ trọng tử Lê triều tổng binh sứ ty, nghiêm lộc Đinh Vĩnh Thành ( trú tại Quỳnh Lâm Nghệ An )
10. Tiền bá phụ cô nương Lê triều Chiêu từ phu nhân tặng Nhàn uyển dực bảo trung hưng Tôn thần( kỵ ngày 15/2 âm lịch)
11. Lê triều thủ khoa, Binh bộ tượng thư Tả thị lang. kiêm Tôn Nhân phu,Tôn nhân tãnh, tả tôn chính, văn thắng hầu. Trung hưng dực bảo công thần, vinh thăng Thắng quận công, thuỵ Khắc Trà, Đinh Công Đột ( Lê Công Nhiếp ) con cả cụ Đinh Liệt, đồng thời là người vâng lệnh nhà vua khai phá xây dựng nên thôn Đông Đôi – Đông Cao ngày nay, giỗ ngỳ 17/5 âm lịch )
12. Lê triều Binh bộ Tả thị lang nghĩa phương hầu, thuỵ Chính Trực Đinh Công Hiến.
13. Lê triều phụ quốc Thái uý, truy tặng nghiễm quận công Đinh Công Cẩn
14. Lê triều thủ khoa , Triêu liệt đại phu, đặc tiến kim tử vinh , vinh thăng Tán trị công thần, kiêm bảo giá thượng tướng đại đốc , bảo quận công, thuỵ cương trực , Đinh Công Định ( trú tại Đông Kinh )
15. Lê triều thủ khoa Lễ bộ thượng thư , Tả thị lang, Hànm lâm hiệu đính văn tài hầu Đinh công Thuận( trú tại Than Đàm )
16. Lê triều đông quân đô đốc phủ tả đô đốc uy dũng tuyên lực, kiệt tiết công thần Thái tể Thái bảo Nam quận công, Thuỵ Huyền Thông (ông trực tiếp chỉ huy đạo quân đánh nguỵ Mạc, giải phóng kinh sư lập đại công. Được tin quân Mạc tràn vào vào Đông Sơn và Nông Cống đốt phá làng mạc , giết người cướp của , đốt cả đền thờ cụ tổ Đinh Liệt, ông và con trai Đinh Thừa Cận kéo đại quân về diệt gần một vạn quân Mạc tại vùng Đông Sơn giáp Nông Cống, ông có hai tên thường gọi là Đinh Công Kiển và Đinh Phúc Vận.
17. Lê triều đô đóc phủ, Tả Đô đốc Đông quân vệ tướng, thiếu uý Nam dũng hầu , Thuỵ Nghĩa dũng Đinh Công Trí ( một tướng dũng cảm hy sinh trong trận chiến đấu giải phòng kinh sư)
18. Lê triều công bộ Tả thị lang, Tổng binh sứ ty, Lương nghĩa Hầu thuỵ Chính tâm Đinh Công Minh
19. Lê triều cảm y vệ Đô tướng Sùng thiện Hầu Đinh Nhân Thoan
20. Lê triều Tổng binh sứ ty, Lễ toàn Hầu, Đinh Nhân Thực.
21. Lê triều phụ quốc thượng tướng cẩn y vệ đặc tiến khai phủ đô chỉ huy sứ ty, tiền nghĩa dinh, Mỹ lâm hầu Đinh Khắc Thận
22. Lê triều Thái uý chư qưuân Đô đốc bình chương sự đặc tiến khai phủ liệt quốc công thuỵ Hiển Minh Đinh Phúc Hoá (Đinh Công ) (ông là người đánh Nguỵ Mạc nhiều trận, nổi tiếng nhất là trận Bạch thạch, diệt hàng vạn tên, thu hàng trăm chiến thuyền)
23. Lê triều Đô chỉ huy phó tướng Trạch thuận Hầu Đinh Công Hiếu
24. Lê triêu đô chỉ huy sứ Đinh Công Hựu
25. Lê triều đô chỉ huy sứ ty Đinh Công Trịnh ( truy tặng cang dũng hầu)
26. Lê triều đô chỉ huy sứ ty Đinh Công Thành truy tặng đức khâm hầu
27. Lê triều thái uý quận công vi mặc tướng tự vương khâm mông thiên triều , tấn phong phó quốc vương thịnh điển, tưởng nghĩa tiên huân gia tặng thái tể, thuỵ Huyền Trinh Đinh Thừa Cận.
28. Lê triều tam ty tam đốc vinh thăng tả đô đốc thượng tướng Trtiêu dương Hầu thuỵ Hoài Đức Đinh Tiến Lộc
29. Lê triều đô chỉ huy sứ ty Đinh Công Mạnh
30. Lê triều đô chỉ huy sứ ty Đinh Công Quang
31. Lê triều Nam quận Đô đốc thượng tướng thiếu uý vĩnh Lộc Hầu Đinh Khắc Viễn( Liệt tướng trận vong )
32. Lê triều Đông quân đô chỉ huy sứ ty Hanh lộc bá Đinh Huyền Dật ( trú ngoại ô Đông Kinh
33. Lê triều đô đốc phủ Tả đô dốc Thương tướng Bái xuyên Hầu Đinh phúc Kiên
34. Lê triều Đông đô đốc Thái uý Dương quận công tặng kim bài tư ớng quân thuỵ huyền Tung Đinh Phúc Diên.
35. Lê triều chư quân thâm đốc, Hữu Đô dốc Lê Minh Hầu Đinh phúc Tạo ( Gia đình vợ con ở Kinh sư)
36. Lê triều đô chỉ huý sứ ty Đinh Công Tụ
37. Lê triều chánh đội trưởng Trác tài Hầu Đinh Trung Cần
38. Lê triều chánh đội trưởng vinh thăng đô đốc khuông cầu Hầu thuỵ Trạc Ngạn, Đinh Phúc Tiến
39. Lê triều chánh đội trươnmgr thiếu uý tán vũ Hầu Đinh Huyền Tuyển
40. Lê triêu quận cháu thượng huyện thái uý trung quốc công bảo chánh công thần thuỵ thiện tín Đinh Thị Huyền Trân ( bà có công lớn trong việc tổ chức dân binh và trực tiếp chỉ huy dân binh trại ấp nhiều lần đánh thắng quân nhà Mạc)
41. Lê triều chánh đội trưởng lập công lơn vinh thăng Đô dốc thượng tướng hộ giá , thiếu phó Phan quận công thuỵ Trung kiên Đinh Phúc Đạt
42. Lê triều tán trị công thần thiếu bảo cũ quận công (vợ chồng con cái ở xã Yên đốn huyện thần khê đông đúc)
43. Lê triều Binh bộ tổng binh tham đốc Triệu mã hầu thuỵ Kiên dũng Đinh Công Chất.
44. Lê triều Binh bộ tả đô đốc trung tán trị , phục hưng công thần, thái uý kỳ quốc cong thuỵ Trạch nghĩa Đinh Công Tá (ông là một tướng chỉ huy tiêu diệt dứt điểm nhà Mạc lân cuối cùng tại Cao Bằng Gia đình và vợ con ở Đông kinh )
45. Lrê triều thủ khoa Lễ bộ Tả thị lang, Phanm Lộc Hầu Đinh Phúc Hậu
46. Đinh Thuần Thành (Đinh Văn Phương Lê triều tổng binh kiêm sự cai kiện nhuệ tả quân khôi thọ hầu thuỵ Liên Tín ông thọ 47 tuổi , sinh 5 con trai hiện là 5 chi ở Đông Cao
47. Lê triêu tổng binh phố cát quản dội, Điêng phượng bá truy tặng Thiếu bảo, trung liệt hầu thuỵ Dũng lược Đinh Văn Giám ( Liệt tướng trận vong)
48. Đinh Văn Trung công binh dạy học
49. Đinh Văn Định đỗ tam trường làm thày thuốc .

C. THUÝ UÝ ĐINH TÔN NHÂN VÀ CON TRAI THUỞ ẤU THƠ

Tướng công Đinh Tôn Nhân sinh ra và lớn lên trong một gia đình công Hầu, Khanh tướng, cha là danh tướng chống quân Nguyên Mông, lập đại công được phong thái uý. Dự ban phò mã, chấn Vũ Hầu và truy phong Mục huệ Đại vương .
Thời niên thiếu ông là người hiếu học thích luyện võ nghệ, trưởng thành hào hiệp khảng khái tiết tháo. Hai lần làm tướng đánh quân Chiêm Thành xâm lược lập đại công củng cố biên cương phía nam và hai lần đi dẹp giặc phía Tây thắng lợi được phong thái uý Bình chương sự Bỉnh tài hầu, những năm tháng làm quan taị triều, ông rất cương trực - đứng đắn, thấy nghĩa là làm, ghét bọn xu nịnh coi thường bề trên bất chính. Ông nhìn thấy cảnh tham quan ô lại khắp nơi, Hồ Quí Ly ngang tàng lấn quyền, , nhà Trần tỏ ra bất lực, nhà Minh nhòm ngó nước ta, loạn lạc đã xẩy ra ở nhiều nơi , nhân dân đói rét, khổ cực . Ông và một số bạn bè trung thực đã đề nghị lên vua nhiều lần, nhưng đều bị họ Hồ cản trở. Trong khốn cảnh như vậy, ông xin caó quan trở về Mỹ Lâm , Thuý Cối dưỡng lão .
Mỗi khi cùng đồng liêu và thân hữu đàm đạo, hoặc uống rượu , ông thường nói: Kiến nghĩa bất vi, vô dụng giả “ ( thấy việc nghĩa mà không làm là người vô dụng) . Nhất là sau khi Hồ Quí Ly cướp ngôi Nhà Trần , nhà Minh mượn cớ sang xâm chiếm nước ta. Ông tiếp xúc nhiều hào kiệt, hiền tài đàm đạo về dân tình quốc sự. Trần Ngỗi và Trần Quí Khoáng cũng đến gặp ông hai lần, song ông cho rằng nhà Trần đã ngày suy vong, nội bộ lục đục tỏ ra bất lực, dân chúng oán trách, nên ông không theo vào Nghệ An và tiếp tục xây dựng căn cứ Mỹ Lâm- Thuý Cối. Ông đã đã mộ thêm trai tráng đào đắp chiến hào , tích trữ lương thực , mắn muối, đồng thời cử người mua thêm tuấn mã, mở rộng diện tích khai hoang . Song trong những năm tháng khẩn trương chuẩn bị , không may ông qua đời, đột ngột , bỏ lỡ giữa chừng .
Phần mộ được mai táng chu đáo, theo sáng kiến của các hào kiệt và chiến hữu. Sau này giặc Ngô mò vào đến mấy lần tìm đào mả ông trả thù .

Thời kỳ niên thiếu của của các con trai
Thuở con còn niên thiếu , tướng quân Đinh Tôn Nhân thường đưa đi tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quanh vùng, ông giới thiệu tỉ mỉ sự tích anh hùng, khêu gợi lòng yêu nước, yêu quí những cảnh đẹp của non sông. Nhất là về mùa đông, trước khi đi ngủ , ông thường kể chuyện cổ tích về các anh hùng dân tộc chiến thắng ngoại xâm cho các con nghe như chuyện Phù Đổng Thiên vương đánh giặc Ân, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, trên sông Bạch Đằng. Lý Thường Kiệt đánh quân Tống, Trần Hưng Đạo , Pham Ngũ Lão và ông nội Đinh Hồng Đức chống quân Nguyên Mông … Các con nằm bên cạnh ông chăm chú nghe từng ly từng tí, ngày mai ra chơi ở sân đình làng, Lan, Lý, và Mai hào hứng kể lại cho các bạn trong thôn nghe, làm cho lũ trẻ trở thành những bạn nhỏ chí thân của mình.
Tướng quân Đinh Tôn Nhân đến mãi Lôi Dương mời bằng được người bạn đồng liêu có đức có tài là cụ Nghè Trần về làm gia sư dạy dỗ con mình học tập.
Ba anh em rất thông minh và hiếu học, lúc nào sách vở cũng luôn bên người, chưa khi nào không thuộc bài cả, được cụ Nghe luôn khen ngợi.
Qua mấy năm chuyên cần học tập , trình độ văn hoá và trí thức của ba anh em được nâng lên một bước khá cao. Vào một buổi sáng, Cụ Nghè nhìn sang phía Lam Sơn thấy cảnh sắc vô cùng đẹp, cao hứng ra câu đối :” Lam thiên chiếu diệu huy hoàng nhật” ( Trời Lan chiếu rọi mặt trời huy hoàng )
Hồng Mai xuất khẩu đối ngay :
“Thuý địa hưởng thuỳ trác việt chung” (đất Thuý đắp bồi trái tim nghĩa dũng )
Đại Lan đối tiếp :
“ Thuý địa thuỳ bôi nghĩa dũng tâm “ Đất Thuý đắp bồi trái tim nghĩa dũng )
Thiên Lý đối sau cùng :
“ Thuý địa dục thành chính trực nhân “ (Đất Thuý nuôi dưỡng người chính trực )
Nghe xong cụ Nghè và Đinh Tôn Nhân cùng gật đầu vui cười nói : Trưởng thành rồi ! đã trưởng thành rồi ! lại cừơi to hơn, sóng vai vào nhau vào nhà uống rượu, râm rã đàm đạo dân tình quốc sự
Qua mấy ngày anh em bàn bạc trao đổi đã nhìn thấy rõ lòng lang dạ sói và bộ mặt hung ác của giặc Ngô bèn làm một bài thơ tự sự dán lên góc phòng:

Lão hổ bản tính ngột nhân nhục
Chân anh hùng bất phạ đà
Đã hổ dụng trí bao dung lực
Trí lực song toàn cứu vạn gia


dịch:​



Bản tình loài hổ ăn thịt người
Anh hùng chân chính đau sự hổ
Đánh hổ dũng trí kiêm dùng lực
Trí lực song toàn cứu thót đời.​


Cụ Nghè Trần trông thấy bài thơ, hồ hởi vội tìm tướng công Đinh Tôn Nhân hội đàm, hai vị sư phụ đã nhìn thấy tâm nguyện của ba cậu nên vô cùng phấn khởi . Song muốn kiểm tra thật cẩn thận lại một lần nữa , tướng quân Đinh Tôn Nhân gọi ba cậu con trai vào phòng học ra câu đối :
“ Minh triều ác lai xâm. Anh quân vị xuất ( Bọn ác quỉ nhà Minh xâm lăng Hồng Mai hạ bút đáp ngay:
"Nam quốc anh hùng quyết chiến thánh đế tất sinh Lực anh hùng nước Nam quyết chiến"
Thấy Hồng Mai thoắt cái đã nộp bài hai anh vẫn còn loay hoay , cụ Nghè ra tiếp :” cho Hồng Mai đề thơ ; Quân tứ chí ,tiểu nhân tâm( chí người quân tử lòng kế tiểu nhân) ông suy nghĩ một lát rồi viết: Thượng tại không trung cao thanh vịnh kê xuyên xí sổ náo tranh hùng . Ngã nguyện chung thân vi quân tử, Bất can lạc thú tiểu nhân cung” ( Phượng cao tiếng hót trên trời biếc gà hám tranh mồi dứơi hố phân, Ta nguyện trọn đời làm quân tử! Không màng lạc thú tiểu nhân cung) ông đọc lại kỹ rồi đêm nộp cho cụ Nghè , thì cũng lúc ấy hai anh cũng đem câu đối nộp cho cha. Đại Lan viết :” Ngã quốc đồng bào bất khuất, hào kiệt vô cùng ( Toàn đồng bào nước ta bất khuất, hào kiệt vô cùng. Thiên Lý Đáp : “ Nam quốc nhân dân quýêt chiến, xã tắc vĩnh tồn” Mọi người dân nước Nam quyết chiến xã tắc còn mãi )
Sau khi xem xong hai cụ thật là thích thú, vỗ tay khen và đi sang nhà giữa đem rượu Hồng Mai ra uống và đàm đạo. Cụ Nghè vô cùng sung sướng đóan rằng: ba cháu của ngài tương lai sẽ trở thành anh hùng yêu nước , cháu thứ nhất và cháu thứ hai có thể đoản mệnh hơn. Cháu thứ ba tai ba lỗi lạc có thể đạt tới đỉnh cao. thọ mệnh cũng vượt mức cổ lai hy. Tướng công quan sát lại thật kỹ , thân hình mặt mũi, tai, trán và khẩu khí văn thơ đối đáp và nét chữ của từng cháu thì ngài sẽ thấy rõ, nhất là những bài thơ văn và đối đáp của các cháu gần đây , ta phải đáp ứng nguyện vọng luyện võ nghệ của ba cháu vìng song song với việc học văn là thiết thực và thoả đáng, ý tướng công thế nào.?
Tướng công Đinh Tôn Nhân vỗ vào đùi đét một cái cười hoan hỷ đáp :” Ý của cụ và của tôi sao mà trùng hợp khít vào đến thế
Sau một tháng, võ sư nổi tiếng được mời đến, võ trường và các loại võ khí cũng được chuẩn bị đầy đủ, việc luyện võ cũng được tiến hành.
Qua bao năm vừa học văn vừa học võ nhưng thực tế thì ba anh em đã dùng nhiều thì giờ vào luyện võ hơn học văn. Kết quả về luyện võ của Đinh Lễ ở chỗ giỏi cung tên, tài dùng ngựa và tài bắn cung, bách phát bách trúng, nhiều lần bắn chết hươu nai. Ông đạt đạt được giải quán quân về cưỡi ngựa và bắn cung ở hội Hoa Lư , được thưởng cây cương cung Bách trúng. Cái xuất sắc của Đinh Bồ lại là cây xà mâu , sát phạt nảy lửa và đánh vật, đã mấy lần dùng xà mâu đâm chết hổ báo khi chúng mò về bắt lợn gà … giữa đêm khuya. Ông đã đạt giải quán quân về vật giữa đất Lạc Thuỷ được tặng nhiều gấm vóc và xà mâu cán sắt . Còn Đinh Liệt thì giỏi nhất về khiêm kiếm và lao thương, sức mạnh của hai cánh tay ông đã làm cho hai anh và võ sư cũng phải kinh ngạc khi ông phóng lao mũi lao bọc sắt , dù tay phải hay tay trái đều xuyên thấu mười lớp da trâu phơi khô ghép lại , ông đã giành được giải quán quân về múa khiên không vết mực và cưỡi ngựa chém hết hai hàng chuối ở đất bái, đượ thưởng cây kiếm “ Thanh Khiết “ chiếc khiên gỗ sung đệm đồng và nhiều gấm vóc quí..
Một buổi tối mùa thu, cụ Tôn Nhân - cụ Nghè và theo sau hai cụ là một thiếu nữ đến vũ trường xem luyện võ, trông thấy ba anh em sát khí như thần, mắt không rời đối thủ, mình đẫm mồ hôi, tay luôn chắc thương, kiếm, côn quyền loáng chớp , tiến lui như hoạt hổ sinh long. Cụ Nghè cao hứng ngâm:

“Loan văn chương đa ái vũ dịch Loạn văn chương ham luyện võ
Bình thời luyện võ ái văn chương Thời bình luyện võ thích văn chương
Nam như thể hào hùng hẩy Nam như vậy hào hùng bấy
Bất quí tương lai thắng bạo cường Chẳng thẹn nay mai thắng bạo cường.

Đinh Liệt nghe tiếng ngâm , ngưng cây thương đang múa lại, ngâm đáp:
“ Nam nhi văn võ đô khả ái dịch Làm trai văn võ đều ưu ái
Quốc sự nhãn tiền võ tiên phong Việc nước hiện nay võ trên cùng
Văn võ kiêm toàn cánh vĩ đại Văn võ kiêm toàn càng vĩ đại
Na tiền na hận thị hào hùng Trước sau khéo xếp mới hào hùng.
Sau mấy tuần liền Đinh Liệt không sao ngủ được tự mình suy nghĩ tài nghệ về côn quyền thương kiếm tuy rất cần thiết , song một người dù tài giỏi đến đâu đi chăng nữa cũng chỉ có thể đánh ngã được mười người, đến mấy chục người là cùng, không thể tiêu diệt được mấy chục vạn giặc Ngô đang chà đạp lên đầu, lên cổ dân ta, đặng vãn cứu sơn hà xã tắc được. Do đó Hồng Mai đã trịnh trọng nêu lên cách suy nghĩ của mình với hai anh để cùng suy nghĩ nghiên cứu tìm cách giải đáp. Trong khi đó cụ Nghè đang lúi húi ghi thêm vào quyển sổ tử vi của Đinh Liệt:” Văn phong hùng nhã- võ chí siêu quần,thần mãn số. đức độ vĩ nhân”

Nhân tết nguyên đán, ba anh em rủ nhau lên núi Phượng du xuân, đem bánh trưng giò, thịt.. bày ra bãi cỏ bằng ở sườn núi, vừa ăn, vừa ngắm cảnh toàn vùng, vừa đàm đạo ý kiến của Hồng Mai nêu trước tết. Qua trao đổi, tranh luận bàn bạc sôi nổi, cuối cùng ba anh em đã nhất trí kết luận:” Phải gấp rút nghiên cứu học tập Binh thư, binh pháp của ngoài và trong nước. Từ đấy ngày đêm ba anh em chúi đầu vào nghiên cứu học tập, chỗ nào chưa hiểu , hoặc khó hiểu thì cùng nhau chụm đầu lại cùng đọc cùng nghe và cùng trao đổi, tranh luận làm sáng tỏ và đi đến nhất trí. Trong baỷ bộ binh thư, binh pháp của Trung Quốc có một số điểm không phù hợp với chiến trường nước ta cũng được trao đổi rõ ràng Thậm chí binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo ba anh em đều cho rằng; đây chỉ là tài liệu trích dẫn một số vấn đề trong 7 bộ binh thư nói trên. Nhưng Trần Hưng Đạo là một vị tướng giỏi, ta phải đi sâu nghiên cứu cách vận dụng tài tình của ông và Lý Thường Kiệt, Các ông rất coi trọng học tập tư tướng sẵn sàng chuẩn bị và chủ động tiến công của Lý Thường Kiệt.
Mùa xuân năm Ất Mùi ( 1445) nhân chuyến du xuân vãn cảnh quanh vùng, Lê Lợi đến Sách Thuý Cối , thôn Mỹ Lâm viếng thăm ngoại tổ gặp ba cháu là Đinh Lễ, Đinh Bồ, Đinh Liệt, qua nữa ngày và suốt cả đêm hội thảo về phong trào chống nhà Minh trong cả nước, nhiều cuộc khơỉ nghĩa của ta đã bị quân Minh mạnh gấp ngàn lần dìm trong biển máu. Cha các cháu đã chết quá đột ngột , sự nghiệp dở dang , bây giờ nên kế tục thế nào? Và rồi bàn tới chuyện Bình Ngô cứu quốc thật là rộn rã sôi nổi, Bốn cậu cháu thật là tâm đầu ý hợp. Sau đó ba anh em họ Đinh kẻ trước , ngừơi sau kéo về Lam Sơn hội nghĩa.

D. THÂN THẾ SỰ NGHIỆP THƯỢNG TRỤ QUỐC CÔNG KIÊM THÁI TỬ THÁI SƯ LÂN QUỐC CÔNG ĐINH LIỆT

Đinh Liệt sinh năm Canh Thìn (1400) ở thôn Mỹ Lâm, Sách Thuý Cối, phủ Thanh Hoá, sống trong một gia đình danh tướng, thế phiệt, có truyền thống chống ngoại xâm, lập đại công nổi tiếng, ông nội và bố ông đều được phong hàm Thái uý, tước hầu thời nhà Trần. Ông là một thanh niên khôi ngô tuấn tú, thông minh dĩnh ngộ, dũng cảm hoạt bát, trung tín đôn hậu, nhậy bén đầy nhiệt tình, song lại rất ung dung và điềm tĩnh. Thời thơ ấu được cha gọi là Hồng Mai , thiên tài về kinh luân thao lược và tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm cũng được nảy mần và phát triển rất sớm.
Trong buổi thiếu thời còn đi học văn học võ , ông thường nhạy bén và trội hơn hai anh một số mặt.
Khi 11 tuổi Hồng Mai rất ham thích xem các truyện anh hùng và truyện kỳ nhân, say mê đến nỗi quên ăn. Một lần cụ Nghè đưa cho cậu xem cuốn Ký nhân truỵện , xem đến đoạn Nguyễn Hiền 13 tuổi đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu 17 tuổi đỗ Bảng Nhãn, Đặng La Ma 14 tuổi đỗ Thám khoa khoa Đinh mùi (1246- 1247 ) ….Nguyễn Trung Ngạn 12 tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Giáp thìn (1304) năm Hưng Long thứ 11… làm cho ông vô cùng khâm phục và nhận xét rằng: ngoài phần thiên phú ra, các vị này chắc phải có sự chăm chỉ nỗ lực phi thường mới đạt được vinh quang tột đỉnh như vậy. Nhiều người thông minh từ bé, nhưng do thiếu cái về dưới quan trọng ấy nên trở thành người chẳng thông minh, ta phải chăm chỉ nỗ lực thường xuyên đề mài sắt nên kim vậy.
Dù cha đã kể cho nghe nhiều lần khi đọc anh hùng liệt truyện Hồng Mai vẫn hứng thú đọc đi độc lại nhiều lần đoạn Phù Đổng Thiên vương đánh giặc Ân. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán. Lý Thường Kiệt đánh quân Tống . Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên Mông làm cho cậu liên nghĩ đến thế tinh hiện tại ? Phù Đổng Thiên Vương không phải người thật, có lẽ ông là người nhà trời hoặc dân chúng thần thánh hoá ông mà tôi. Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo là hai anh hùng chân chính của nước ta . Song các ông đều là đại quan của triều đình , chính quyền và quân quyền đều đã nắm trong tay, dùng phép chủ động tiến công trước sau chủ động phản công sau đều có thể được. Cục thế ngày nay khác xa, giặc Ngô xâm lược thôn tính nước ta đã thiết lập được chính quyền đô hộ trong tay đã có mấy chục, Ông đã tìm được rất nhiều sách vở của ta và của Trung Quốc nhất là khi nghiên cứu học tập 7 bộ binh tư binh pháp ông rất chú ý liên hệ đến vấn đề hóc búa này, xem tiền nhân đã có ai bàn cụ thể chưa? Xem thực tế đã có gương nào thắng lợi chưa? Nhiều đêm ông liên tưởng tới việc cha ông và một số hào kiệt dàn xây dựng căn cứ Mỹ Lâm liệu có giải quyết được vấn đề thắng lợi không …
Vấn đề này ngày đêm lay lắt trong đầu óc ông suốt ba bốn năm trường. ông đã liên hệ tìm hiểu đến nguyên nhân cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quí Ly bị thất bại, là do không được lòng dân , không được dân đứng về phía mình, mặc dù đã có chính quyền và hàng chục vạn quân trong tay , cuộc kháng chiến của Trần Ngỗi và Trần Quí Khoáng có lúc đã phát triển khá mạnh , giải phóng được vùng Nghệ An- Thanh Hoá rộng lớn có năm bảy vạn quân thiện chiến , chỉ vì nội bộ lục đục , hiềm khích giết nhau, cuối cùng bị kẻ thù tiêu diệt.
Lần Đinh liệt múa khiên không vết mực ( khi múa khiên kiếm, mặc đồ trắng , có 20 người đứng cách xa năm trượng, đầu tên đều nhúng mực đen cùng bắn vào người mua kiếm , phải thật tít và quay người thật khéo nép mình vào khiên) đoạt giải quán quân, đồng thời ông thi môn phi ngựa chặt hai hàng chuối cũng đạt giải quán quân, ông đã khôn khéo quặp vững hai chân vào bụng ngựa, dang hai tay năm chặt kiếm rồi thúc ngựa phi nước đại , roạt một cái chém cả hai hàng chuối 24 cây ) mà đã ba năm rồi chưa ai giành đượcc. ông được tặng cây kiếm, Thanh thiết, lưng kiếm khắc bốn câu thơ nôm:” Kiếm thanh thiết, cứng bền sắc nước, giải quán quân chờ bậc anh tài, Vung bảo kiếm bay bay đầu giặc, Nước đại Nam ai xứng trao tay.’
Trên đường trở về , ba anh em lại sôi nổi bàn bạc về vấn đề hóc búa mà Đinh Liệt đã nêu lên bấy lâu nay. Cuối cùng ba anh em đi đến nhất trí rằng: Việc cha mình và các hào kiệt xây dựng căn cứ chống kẻ thù là đúng, nhưng căn cứ Mỹ Lâm - Thuý Cối bé nhỏ quá, nặng về phòng thủ, nhẹ về tấn công và phát triển. Để kế thừa sự nghiệp của cha , sau khi cụ Đinh Tôn Nhân đã mất , Đinh liệt đề nghị phải gấp rút mở rộng liên hệ với phía tây Nam có nhiều lợi thế hơn phía Đông , mở rộng diện liên hệ với các tráng niên hào kiệt, cử người đi mua tuấn mã… ba anh em về đến nhà, Đinh Liệt đem bút ra ghi :” Thế thượng vô nan sự, chỉ tại tâm bất kiên” Ở đời chắng có gì khó, chỉ sợ lòng không bền” và ở phía dưới ghi một bài thơ:
Nam nhi trạm tại càn không trục dịch :Làm trai đứng giữa cân trời đất
Tu đối sơn hà lập đại công Đối với sơn hà lập đại công
Hà thời nghịch tặc lai xâm phạm Bọn giặc thuở nào sang xâm phạm
Nam quốc anh hùng , vị cáo chung Nước nam đâu hiếm bậc anh hùng
Ông ghi vừa xong, đang đọc xem có thiếu sót gì không, thì được tin gia nhân cho biết, Lê Lợi nhân du xuân vãn cảnh vào bái ngoại tổ.
Sau khi dẫn Lê Lợi đi xem lại toàn bộ khu căn cứ Mỹ Lâm – Thuý Cối , Tối về cả bốn người thảo luận trao đổi tình hình đất nước hiện tại , tình hình các cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại, tình hình các hào kiệt và dân chúng nhiều vùng nổi dậy chống lại chính sách tàn bạo của giặc Ngô… Cuộc trao đổi suốt cả đêm thâu thật là sôi nổi và tâm đầu ý hợp Đinh Lễ đã thay mặt hai em giới thiệu lại ý kiến củng cố và mở rộng căn cứ Mỹ lâm – Thuý Cối mà ba anh em đã bàn bạc trên đường giành giải quán quân từ đất Bái trở về cho Lê Lợi nghe. Ông rất chăm chú và thích thú , là thấy các cháu đều đã trưởng thành, lòng yêu nước căm thù gịăc Ngô cao, có ý chí của anh hùng hào kiệt , lại có nhiệt tình hăng say của tuổi tráng niên và được học hành cả văn, lẫn võ khá toàn diện. Cuối cùng bốn cậu cháu đi đến nhất trí rằng: việc bình Ngô cứu quốc nhất thiết phải làm, không thể chần chừ được nữa, nhưng làm bằng cách nào , thì tốt nhất phải tranh thủ được nhiều ý kiến hay của các hào kiệt, hiền tài, phải có tổ chức khôn khéo, Các cháu cứ thực hiện được ý định của mình đi, dịp khác ta sẽ trao đổi kỹ hơn.
Sau ngaỳ gặp Lê Lợi, công việc mở rộng căn cứ Mỹ lâm- Thuý Cối được tiến hành đều đặn, diện tích khai hoang được mở thêm về phía tây, một số kho tích trữ lương thực được xây cất sâu vào hang núi, ngựa tốt cũng đã được mua thêm.
Một hôm Đinh Liêt leo lên đỉnh ngọn núi cao, nhìn khái quát toàn vùng chiến khu Mỹ Lâm – Thuý Côi, ông cảm thấy vẫn có vẻ bé quá. Nếu như quân địch dùng độ ba vạn quân kéo đến bao vây thì không còn đường rút lui an toàn, cũng từ cứ điểm cao ấy, ông đưa mắt nhìn xa về phía Lam Sơn, thấy địa thế có vẻ cởi mở hơn , bởi phía tây là vùng núi trùng điệp , khi thế ta còn yếu , dễ lẩn tránh và rút lui để bảo toàn lực lượng , mà bảo toàn được lực lượng rồi để rồi, tíên lên tiêu diệt kẻ thù là một điều vô cùng quan trọng . Từ điểm ấy mà ông nảy ra sáng kiến : Nếu thống nhất hai lực lượng lại thành một, thì có nhiều ưu thế toàn diện hơn: Ngay đêm hôm đó, vấn đề này được trình bày cụ thể với hai anh .
Qua bàn bạc , phân tích cân nhắc và so sánh kỹ càng , gần mười ngày liền, Đinh Lễ và Đinh Bồ đồng ý với cách đặt vấn đề đúng đắn, nhìn rộng, thấy xa của Đinh Liệt, đồng thời cử Đinh Liệt sang Lam Sơn trước để bàn định với Lê Lợi, còn Đinh Lễ, Đinh Bồ đã có gia đình vợ con thu xếp xong sẽ đến sau.
Ngày 10 tháng 3 năm Ất Mùi ( 1415 ) thay mặt cho phía Mỹ Lâm về Lam sơn hội nghĩa . Trên đường đến Lam Sơn, may mắn gặp cô Xuân Hương ( con gái cụ Nghè đến võ trường năm nọ chèo thuyền trên sông Lương ), đôi bên sẵn có cảm tình và mến nhau từ trước , qua trò chuyện đôi bên đã hẹn hò khi đánh xong giặc Ngô , sẽ cùng nhau xây dựng gia đình, . kẻ đi người ở nhìn nhau càng quyến luyến.
Đinh liệt vượt qua đồi núi đi được mấy dặm đường, vừa đi vào cánh rừng lim được một đoạn. Tướng lâu la Quách Quì ra chặn đường bắt nộp mãi phí , ông thoáng nghĩ , giảng đạo đức thuyết nhân nghĩa với bọn cướp rừng là không ổn, nhanh như chớp, ông vung kiếm Thanh thiết chém chết Quách Quỳ, khi hắn xoay đại đao định chém Đinh Liệt. Tên Quách Hùng mặt mũi dữ tợn như Chu Lương dẫn đồng bọn mười thằng xốc tới rồng hổ qua lại, sắt đồng toé lửa, Đinh Liệt né mình, lưỡi búa đồng mười cân của Quách Hùng bập vào thân cây lim cổ thụ, kiếm thanh thiết loáng đứt đầu hắn rơi xuống đẩt , ông vung kiếm chém mấy tên lâu la nữa, bọn còn lại ôm đầu chạy toán loạn vào rừng sâu, không dám nhìn trở lại. Đinh Liệt ung dung quảy đầu thủ cấp hai tướng lâu la đến nhà Lê Lợi làm lễ nhập môn” Trông thấy Đinh Liệt từ xa đi lại . Lê Lợi nắm tay Lê Lai đi ra phía cổng đón cháu, Nhìn thấy đầu lâu của Quách Hùng và Quách Quỳ và sự giới thiệu cuộc chiến đấu chém được hai tên lâu la đầu sỏ này, hai ông tỏ lòng khâm phục tài nghệ và chúc mừng chiến tích mở đầu của Đinh Liệt bằng cây kiếm thanh thiết đoạt giaỉ quán quân lừng danh đẩt Bái. Sau khi tắm rửa và ăn cơm xong, ba ông ngồi uống trà đàm đạo mãi đến canh ba mới đi ngủ.
Ngày 12 tháng 3 năm ất Mùi ( 1415 ) Lê Lợi Lê lai, Đinh Liệt và Nguyễn Thận bốn người ngồi dưới gốc đa cổ thụ đất Phật Hoàng đầy nắng xuân bàn bạc đường lối Bình Ngô cứu quốc, sát nhập lực lượng Mỹ Lâm và lam Sơn lại thành một lực lượng thống nhất, tôn Lê lợi làm Lam Sơn Động chủ, nêu lên phương hướng tuyên truyền vận động tráng niên hào kiệt hiền tài quanh vùng về Lam Sơn tụ nghĩa, cử người đi tìm một số thợ rèn ở vùng xa hơn về rèn giáo mác , đao kiếm và các loại binh khí cần thiết khác , cứ một số gia nhân xuống các chợ vùng xuôi mua cá khô, muối mắm để dự trữ , bước đầu chọn một số nông tráng ở phía Mỹ Lâm và của Lam Sơn tập trung lại , để vừa khai hoang vừa tập một số môn cơ bản về sử dụng giáo mác , đao kiếm cung nỏ. Đồng thời cử Đinh Liệt viết bài thơ hiệu triệu (Đinh Liệt di cảo ghi:

“ Ngô xâm Nam quốc
Tằn ngược đãi bạo hành
Hấp ngã dân tiên thuyết
Tiễn ngô quốc vinh linh
Tàn khốc thiên phần mộ
Hung ác địa bất bình
Phất đằng ngô cải thuỷ
Bào hao bách tính thạch
Xuất binh lợi tiến công
Thiên nhiên kỳ bái thế
Sinh hoả ký sinh đoan
Quyết bình Ngô cứu quốc
Lam sơn tụ nghĩa nhiên
Phán tráng niên hào kiệt
Nhật dạ ước tương phùng
Kiên ngoạ tân thường đảm
(Lam Sơn kính cáo )
******************​

dịch :​


Giặc Ngô chiếm nước ta Thế thủ vững thạch bàn
Chúng hoành hành bạo ngược Ra quân lợi tiến công !
Hút máu mủ lương dân Trời sẵn bầy thế lạ
Giày sinh linh cả nước Nhen lửa đã cháy bùng
Tàn ác trời căn tức Quyết bình Ngô cứu quốc
Hung dữ - đất bất bình Lam Sơn tụ nghĩa nhân
Nước biển Đông sôi sục Mong tráng niên hào kiệt
Tíếng tăm họ thét gầm Ngày tháng hẹn tương phùng
Lòng yêu nước đau quặn Bền nằm gai nếm mật
Uất khí ngợp thành thôn Chuông lớn đồng loạt rung
Núi Lam Sơn vùng hiểm đại Lam Sơn ngời đất thánh
Lưng tựa sát Trường Sơn Lam Sơn ngời đất thánh
Bên hữu rồng cuộn khúc Non nước gọi anh hùng
Phía tă hổ điệp trùng
Lam Sơn Kính cáo.​


Bài thơ kêu gọi này sau khi công bố như chuông lớn vang rền , chính khí khơi dậy. Tráng niên hào kiệt, hiền tài bốn phương tìm về Lam Sơn.
Trong khi đó, bốn người suốt ngày đêm tới các vùng Bái Đô, Mục Sơn, Đoán Lương, Ngọc Châu, Bỉ Ngũ, Đàm trạch, Lương Giang… bắt rễ xâu chuỗi tuyên truyền vận động khai hoang, tổ chức hai vùng Mục Sơn và Mỹ Lâm thành những đồn điền, để dự trữ lương thực, cứ người đến vùng duyên hải mua mắn và cá khô, tổ chức lò rèn đao , thương kiếm, giáo mác…đồng thời tổ chức địa điểm đón tráng niên, hào kiệt hiền tài khi mới đến và sắp xếp công việc cho thoả đáng.
Qua mấy tháng nỗ lực chuẩn bị, tình hình phát triển rất tốt. Lê Ngân, Lê Liễu, Trịnh Khả, Lê Sát, Đinh Lễ , Đinh Bồ, Lê Văn , Nguyễn Lý, Trương Lôi, Lê văn Linh Vũ Uy Trương Chiến … gồm mười mấy người và gần năm chục tráng đinh đã về Lam Sơn tụ nghĩa Lực lượng được tăng cường càng nhiều càng thêm phức tạp, Động Chủ Lê Lợi, thành lập Hội đồng mưu lược ( HĐML) ngày 20/ 5 năm Ất Mùi 1415 gồm Lê Lợi, Lê Lai , Đinh Liệt, Nguyễn Thận, Lê Ngân , Lê Sát, sáu người. Lê Lợi được tôn làm Chủ Tướng. Sau đó bổ sung thêm Đinh Lễ, Lê Văn An, và Nguyễn Văn Linh, tổng cộng 9 người ( trích Đinh Liệt di cảo) mọi công việc cũng được xúc tiến mạnh mẽ hơn.
Nhân qua vùng Lương giang công tác Đinh Liệt tranh thủ gặp Xuân Hương , dưới ánh trăng trong sáng hai người tâm sự với nhau mối tình đầu chân chính được củng cố thêm một bước. Nàng đã trở thành người đưa đón tráng niên , hào kiệt hiền tài trên sông Lương.
Qua gần mười tháng nỗ lực, ngaỳ 10 tháng giêng năm Bính Thân 1416 HĐML họp bàn quyết định Hội thề kết nghĩa: Cử Lê Lai, Định Liệt chọn tìm địa điểm hội thề, Đinh Lễ và Lê Văn Sinh biên soạn lời thề, Lê Lợi và Đinh Liệt soát lại và bổ sung, còn tất cả anh em khác cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đã được giao để lấy thành tích chào mừng hội thề kết nghĩa.
Giờ Thìn ngày 10 tháng 2 năm Bính Thìn 1416 trừ Đinh Bồ, Lưu Nhân Chi, Bùi Quốc Hưng và Nguyễn Nhữ Lãm bốn người đi công tác về chưa kịp ra, 18 người có mặt tụ họp dưới cây đa cổ thụ Lũng Nhai theo thứ tự giờ ngày tháng năm đến Lam Sơn tụ nghĩa đứng vào vị trí trang nghiêm của mình, Chủ tướng Lê Lợi bước lên ba bước, thắp hương, mở nút rượu kính cẩn vái, rồi đứng thẳng người đọc to lời tuyên thệ:
An Nam quốc, Thanh Hoá phủ, khả lộ Phủ đạo Lê Lợi cùng Lê Lai, Đinh Liệt, Nguyễn Thận, Lê Ngân, Lê Liêu, Trịnh Khả, Lê Sát, Lê Lan,( Lễ ) Lê Văn An, Nguyễn Lý, Trương Lôi, Lê Văn Linh, Vũ Uy, Lê Hiển, Trần Lựu ,Lê Bồi, Trương Chiến, hiện diện 18 người. Đinh Bồ, Lưu Nhân Chú, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Như Lãm đi công tác xa về chưa kịp, tổng cộng 22 người..
Kính dâng trầu rượu, hương đăng, sinh huyết và 22 trái tim thành kính tâu với :
Hiệu thiên kim khuyết cho tôn Ngọc Hoàng thượng đế Ngọc bệ hạ
Thần thiên hiện phán Hậu thổ hoàng địa kỳ Ngọc bệ hạ
Sơn hà xã tắc thượng trung hy đẳng chư vị tối linh Tôn thần !
tới đàn chứng giám !
Chúng tôi từ Lê Lợi. Lê Lai, Đinh Liệt, Nguyễn Thận…. đến Trương Chiến tổng cộng 22 người không cùng họ tên quê quán, bốn phương hội nghĩa, nguyện suốt đời bất sánh nghĩa hữu kiên trung như chim liền cánh, như cây liền cành, đồng cam cộng khổ vì sự nghiệp bình Ngô cứu quốc vãn cứu sơn hà xã tắc buổi lâm nguy. Thề không tiếc hy sinh gian khổ, không đội trời chung với kẻ thù, quyết đưa đại sự nghiệp tiến đến thắng lợi! Cúi mong .
Trời đất- thần linh chứng giám, phù hộ bản thân – con cháu – gia quyến đều mạnh khoẻ cùng hưởng lộc trời, phúc đất. Kẻ nào dám cầu ơn hiện tại núp bóng kẻ thù , không đồng tâm hiệp lực, quên bỏ lời thề, như chí phản trắc, thì bọ trời tru đất triệt, di hoạ lại cho con cháu ngàn năm muôn thuở .
Chúng tôi đồng lòng tuyên thệ !
Mười tám người thay mặt cho 22 anh hùng Lũng Nhai rút gươm kiếm nhất loạt chỉ lên trời cùng thề, rồi hoà sinh huyết vào rượu thứ tự cùng uống để tỏ rõ thái độ khắc cốt ghi xương lời thề (Đinh Liệt di cảo ).

Xem phần tiếp theo (Phần 3)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)
Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH


họ Đinh Đông An - Nam Định
 
Top