Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Ngày 14/11 Bính Ngọ BĐV Lê Lợi tiến đến bờ nam Lung giang, tạm đóng đại bản doanh tại đây , các tướng lĩnh cao cấp về bái yết báo cáo cụ thể tình hình chiến trường . Kiển hiệu Đinh Liệt gặp Tư Không Đinh Lễ, vui mừng khôn xiết. Sau khi hàn huyên hết việc nước , đến việc nhà Đinh Liệt tặng anh bài thơ:
Một trần chặt tan chiếc “Vó thần”
Vương Thông què cẳng nát xương lưng.
Kế mưu ba bước thanh tro bụi
Danh tương tướng hàng đầu rạng sử quân”
Ngày 20/11 cùng năm, đại quân tiến Tây Phù Liệt. Sau khi bố trí xong đại bản doanh, và chỉ định nơi đồn trú theo dõi địa hình chiến đấu và bảo vệ cho các cánh quân. Đinh Liệt lập tức đến thực địa điều tra quan sát, xem xét nghiên cứu toàn bộ tình hình khái quát của ngoại vi Đông Quan , ông đến chỗ Đinh Lễ , Nguyễn Xí, đến đơn vị Lý Triện, Phạm Văn Xão trao đổi hỏi laị một số vấn đề cần thiết, ông đi sâu vào dân nắm tình hình địa vật, biết rõ thế địch thế ta, hiểu thấu lòng dân, lòng tướng , lòng quân. Ông trở về Tây Phù Liệt báo cáo tỉ mỉ lại với BĐV và nêu nên ý đồ chiến lược : giải phóng ngoại vi Đông Quân.
HĐMLTC được triệu tập , Kiểm hiệu Đinh Liệt báo cáo phân tích tỉ mỉ tình hình địch, tình hình ta, lòng dân ngoại vi, trình bày kế sách và dự kiến bày binh, bố trận để giải phóng ngoại vị Đông Quan, đồng thời ông chỉ ra khả năng đạt tới thắng lợi, ông còn nêu ra một số kế hoạch táo bạo là chọn người của ta ăn mặ áo lính Nguỵ, lợi dùng đêm tối, quân ta tiến công vờ làm tàn quân Nguỵ trà trộn chạy vào thành, để sau này điều tra nắm tình hình và khôn khéo lung lạc tinh thần lính nguỵ, số này đã được huấn luỵện và lựa chọn . Các tướng lĩnh đều chăm chú theo dõi, nghe đến đâu, đều thấy sáng tỏ và phấn khởi đến đấy, riêng Lê Sát đứng dậy đề nghị, nhân cơ hội ngàn năm có một này, nên đồng thời bàn chuyện vung kiếm đánh hạ thành Đông Quan luôn thể, vì địch chỉ còn có hơn ba vạn quân vừa bại trận chạy về , tinh thần bị sa sút nghiêm trọng…
Quân sư Nguyễn Trãi đứng ngay dậy, tán thành và đánh giá cao kế sách do Đinh Liệt đề ra, đồng thời ông phân tích tỉ mỉ tình hình khó khăn hiện tại của triều Minh, nhưng nó còn khả năg vét được 15 đến 20 vạn quân viện cho Giao Chỉ. Việc đánh ra thành Đông Quan là một vấn đề rất trọng đại , khác hẳn tất cả các thành trấn mà quân Minh còn tạm giữ , phải hết sức tránh mức thương vong và tán phá chưa cần thiết. Chỉ khi nào cần thiết nhất, cuối cùng không còn kế sách nào hay hơn thì bất đắc dĩ buộc chúng ta phải đánh hạ bằng quân sự. Vấn đề này rất phức tạp, đề nghị bước sau phân tích phân giải. Lê Sát chăm chú lằng nghe, gật đầu tỏ ra đồng ý.
BĐV ra lệnh phân công Đông Nam và Nam là hướng chủ công đánh từ phía Đông trấn Thanh Đàm ngược lên, do Bình chương sự Đinh Liệt đảm nhiệm , binh 15.000 người voi chiến 10 thớt , thiết kỵ 300, mặt tây bên trong Cổ Sở thẳng về Nhân Mục thọc ra bờ sông Nhĩ Hà do Tư Không Đinh Lễ đảm nhiệm, binh 10.000 người voi chiến 6 thớt kỵ binh 150; Mặt đông và Bắc do thiếu uý Trần Nguyên Hãn, thiếu uý Bùi Bị chịu trách nhiệm chíen thuyrfn 150 chiếc, thuỷ binh 5000 người nhiêm vụ chính là khống chế viên jquân từ thành bắc Giang và thành Chí Linh kéo về vãn cứu cho Đông Quan, đồng thời phối hợp diệt họn bọn tàn quân , chuồn xuống thuyền chạy trốn, Phòng ngự đối diện trực tiếp với quân Ái Bắc và Bắc Giang do thiếu bảo Lê Văn An thiếu bảo Trần Lựu và thiếu bảo Lê Bồi chịu trách nhiệm, binh sáu ngàn, voi chiến sáu thớt ngựa chiến một trăm. Phòng ngự quân Vân Nam tới do thiếu uý Trịnh Khả phòng ngự sứ Trần Ban và phó tướng Phạm Án, chịu trách nhiệm, binh 3 ngàn ngựa chiến 1 trăm, voi chíen 2 thớt. Chặn phía đông Bồ Đề, do Lê Sinh , Lê Thụ chịu trách nhiệm , binh một ngàn năm trăm, chiến mã 50, voi chiến 2 thớt. các đơn vị còn lại đều là quân dự bị. bản doanh xuất trận , mới hạ lệnh tấn công.
Đúng giớ Tý đêm 23 tháng 11 năm Bính Ngọ BĐV ban bố lệnh tiến công, vâng lệnh BĐV Đinh Lịệt trực tiếp chỉ huy mũi tiến công mạnh nhất, ông dùng thế hổ, long lực thuỷ hoả thuật thần kỳ liên tục đánh hạ mấy chục đồn bót, đập tan tuyến phòng ngự , phía Đông nam và phía Nam ngoại vi Đông Quan ,tiếng quân reo vang trời chuyển đất, đồn trại giặc lứa bốc cháy ngút trời, hơn hai mươi thám tử ăn mặc quần áo nguỵ, được làm tàn quân Nguỵ cũng trà trộn chạỵ vào thành. Tư Không Đinh Lễ đánh giải phóng phía tây, thiếu uý Trần Nguyên Hãn và thiếu uý Bùi Bị giải phóng mặt Đông Bắc, kiến thành Đông Quan như một hòn đảo bị cô lập giữa biển,
Trận chiến đấu này phối hợp tuyệt đẹp, đập tan toàn bộ tuyến phong ngự của gịăc Ngô giải phóng ngoại vi Đông Quan , diệt và bắt sống hàng vạn quân Ngô, Nguỵ, nhổ hàng mấy chục đồn trại, giải thoát hàng ngàn người bị giặc giam giữ , o ép thu được hàng vạn hộc lương và rất nhiều quân dụng phẩm .
Khi phóng thích 100 tù khổ sai, cho về quê quán làm ăn, mọi người vui mừng phấn khởi đến tột độ. Trong đó, có một cô gái khóc nức nở và uất hận không ngừng , tướng quân Đinh Liệt thấy vậy, xuống ngựa đi đến gần an ủi . Đầu tóc cô gái rối như tổ quạ , cúi đầu thưa rằng; giờ đây , thiếp biết về đâu ? thiếp là thân phận đàn bà, chèo thuyền bè đưa cho hào kiệt, dìm đắm quân giặc bị chúng bắt tra tấn, chết đi sống lại ( vì trời chưa sáng, ông díc lại gần cô gái để nhìn cho kỹ và nghe cho rõ hơn) mua chuộc không được. Chúng bèn dùng thuyền đưa từ Thanh Hoá đi, bức thiếp xuống biển mò trai, vào rừng sâu tìm kiếm ngà voi, sừng hươu nai và mang vác xương hổ bán, đào chiến hào, đắp chiến luỹ, làm đường xá.. thân bồ phận liễu, qua hơn chục năm bị dày vò, thuyền nan chìm nổi, mài chèo lênh đênh..
Tướng Đinh Liệt kiên nhẫn để nghe cho bằng hết câu chuyện, nhưng đến đoạn “ Thuyền nan chìm nổi, mái chèo lênh đênh”… ông qua xúc động với tâm hồn mình, nên nước mắt trào rơi tầm tã. Ông vội cúi đỡ cô gái dậy và bật ra hai tiếng: Xuân Hương ! Cuồng phong bão táp đã đưa em đến đây với anh ! Ngọc đã được gọt đẽo mài giũa, thật là đáng quí và đáng yêu, thấy tướng quân Đinh Liệt đưa một nữ tù nhân lên ngồi sau yên ngựa ung dung đi về phía Thanh Đàm, không những làm cho đám tù nhân sắp trở về quê quán xôn xao, mà còn làm cho nhiều binh sỹ nghĩa quân cũng ngạc nhiên.. Kỳ lạ ông đưa Xuân Hương về nhà một người bạn thân ở Thanh Đàm nhờ chăm sóc giúp đỡ . hai người đã kể hết mọi nỗi niềm chân thật của mình cho nhau nghe, nên tình yêu càng được củng cố, gắn bó sâu sắc và phát triển lên một bước mới. Phút tạm biệt cả hai người đều biểu lộ quyến luyến, tin tưởng và hẹn ước buổi trùng phùng.
Kiểm hiệu Binh vương sự Đinh liệt đi kiểm tra tỉ mỉ lại chiến trường từ Đông chí Bắc, ông quan sát những nơi đã xẩy ra những cuộc đánh nhau ác liệt, trong lòng đã có dự tính sẵn. Ông cho ngựa lên núi Voi, quan sát khái quát gần xa lại một lần nữa rồi nhè nhẹ ngâm“Ba mũi tiến công như vũ bão !Ngoại vi thành luỹ hoá tro tàn. Anh tự tây về tràn gió nội, em vên đông lại, lướt mây ngàn. Bái tướng- hàng binh run lẩy bẩy ? Tống vương… khoá cửa ngóng quân sang ?”. sau đó lên ngựa cưỡi xuống dốc nhín về phía Thanh Đàm mỉn cười rồi lại nhè nhẹ ngâm : “
Tạo hoá trêu ngươi sắc sắc tài
Mười năm phiêu dạt tắm trân ai
Ta hun lửa trận mình ngâm tuyết
Cập bến, thuyền ơi! đẹp nghĩa đời..”
Ông nhín về phương Đông, thấy mặt trời đã gần nửa buổi, liền thúc hai chân vào bụng ngựa, phi nước đại về Phù Liệt báo cáo về diễn biến và tình hình thắng lợi cụ thể của trận đánh. Đồng thời ông đề xuất kế sách bao vây thành Đông Quan với BĐV Lê Lợi và quân sư Nguyễn Trãi :
1/ Dùng 10.000 quân bao vây khống chế mặt phía nam. mặt này khá rộng và rất quan trọng , phải tiền hành phòng thủ kép, có tung thâm sâu, có quân cơ động mạnh, giao cho Tư không Đinh Lễ, thiếu uý Lê sát, thúy uý Nguyễn Chích, thiếu uý Nguyễn Lý, và thiếu bảo Lê Lỗi đảm nhiệm.
2/ Dùng năm ngàn quân bao vây, không chế mặt phía Tây, giao cho thiếu uý Lý Triện, thiếu bảo Phạm Văn Xão, thiếu uý Lê Văn An chỉ huy.
3/ Dùng năm ngàn quân bao vây khống chế mặt phía bắc, có 50 thuyền chiến cơ động giữa bờ nam và bờ bắc. do thiếu uý Bùi Bị, thái giám Lê Cực thái gíam Lê Nguyễn và chấp lệnh Lê Thưởng chỉ huy . 4/ Dùng 4 ngàn quân bao vây khống ché mặt phía Đông, có 50 chiến thuyền cơ động giữa bờ Nam và bờ Bắc do thiếu uý Lê Thụ, Lê Linh và Phạm Vấn phụ trách.
Trong lòng sông Nhĩ Hà có 100 chiến thuyến và 2000 thuỷ binh cơ động kiểm sát từ Bắc xuống Đông, luôn sẵn sàng chi viện cho mặt Đông và mặt bắc do thiếu uý Trần Nguyên Hãn chỉ huy.
Lực lương cơ động dưới trướng đại bản doanh còn hơn 3 vạn quân. Trong đó thiết đột binh ( gồm cả thiết kỵ binh là một vạn, chiến tượng là 30 thớt, chiến mã là 500 con)
Khi cần điều dộng lúc nào cũng được . Từ Thanh Đàm lên đến Cao Bộ, 5 kho đều đầy ắp lương thực, binh khí có thừa, rơm cỏ và thức ăn cho voi ngựa đều có dự trữ.
Sau khi Lê Lợi và Nguyễn Trãi rà soát lại kế sách bố trí bao vây thành Đông Quan của Đinh Liệt, các ông tăng cường cho cánh quân của Trịnh Khả và Trần Ban phòng thủ xa trên phía bắc 5 thớt voi và 100 kỵ binh. . Đồng thời ban bố lệnh bao vây thành Đông Quan .
Cuối tháng 11 đại bản doanh chuyển sang Đông Phù Liệt , đầu tháng12 cùng năm tổng binh Vương Thông cử sứ giả Nguyễn Nhậm đưa thư giảng hoà đến . BĐV Lê Lợi nói: Phù hợp với ý ta ! Vương lập tức giao cho Nguyễn Trãi đảm nhiệm công việc ngoại giao chính trị rất tế nhị và phức tạp gian khổ nay. Ông quay lại nói với Đinh Liệt : Việc tôi làm có kết quả nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào việc chiến hữu điều binh khiến tướng đang ở chiến trường làm áp lực quyết định đấy!
Đinh Liệt mỉn cười đáp Nguyễn Trãi ; đòi hỏi bộ óc của quân sư phải thông minh - nhạy bén – kiên nhẫn và chính xác thì sẽ thu được kết quả tốt đẹp, tôi tất phải cồ gắng hết sức mình để phối hợp cho thật đẹp . Thế nhưng có một điều mong quân sư lưu ý là Vương Thông chưa thật lòng chỉ là phép hoãn binh chi kế để chờ viện binh bên nước sang mà thôi ?
Nguyễn Trãi đã dồn hết tâm lực ngày đêm vào công việc của mình, ông đã phải dùng đạo lý nhân nghĩa thuyết phục và bóc trần thủ đoạn gian trá lật lọng và ngoan cố của Vương Thông. Ông càng nhận thấy câu nói lường trước của Đinh Liệt ngày càng trở nên đúng đắn.
Ngày 16 tháng 12 cùng năm, HĐMLTC họp kiểm điểm và đánh giá tình hình địch ta, đề ra kế sách mới . Sau khi nghe Nguyễn Trãi trình bày công việc đã tiến hành và sự ngoan cố , lật lọng của Vương Thông, nhiều tướng kĩnh nghe thấy nóng tai, đỏ mắt, muốn đánh hạ ngay thành Đông Quan . Lại một cuộc tranh cãi sôi nổi, đấu tranh phân tích ra nhẽ, cuối cùng mới đi đến nhất trí là chưa nên đánh thành Đông Quan .
Kiểm hiệu Đinh Liệt đứng dậy trình bày : Đến nay mưu kế “giảng hoà của Vương Thông ngày càng bộ lộ rõ ràng; một mặt hắn cử người đàm phán để nhập nhằng kéo dài chờ viện binh sang, một mặt hắn ráo riết củng cố, phòng thủ các tuyến chỉnh đốn tinh thần quân lính, lợi dụng hoà hoãn chúng tung khá nhiều thám báo ra dò xét tình hình quân ta , khi ta có thiện chí lới rộng vòng vây. Theo tin từ biên giới báo về cho biết, nhà Minh đang chuẩn bị đưa viện binh sang ta bằng hai hướng : một từ Quảng Tây, một từ Vân nam. Vừa rồi nhận được tin mật của ta từ trong thành Đông Quan báo ra cho biết; Vương Thông đang chuẩn bị ráo riết số quân mạnh ở trong thành. Có khả năng chúng sẽ thọc ra để vãn cứu tinh thần đang bị suy sụp của sĩ quân và binh lính chúng . Các cánh quân ở mặt nam và phía Tây cần luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu , không nên chủ quan lơi lỏng . Tôi đề nghị :
1/ Một mặt vẫn kiên trì đàm phán, dùng nhân nghĩa vạch trần mọi thủ đoạn ngoan cố, lừa dối , tráo trở của Vương Thông và bè lũ của chúng. Cho cả chúng và ta thấy rõ.
2/ Tất cả các cánh quân của ta luôn luôn nâng cao cảnh giác , sẵn sàng chiến đấu, chủ quan lơ là, dễ phạm sai lầm tổn thất , phải chuẩn bị đầy đủ kế chiến của mình và kế chi viện cho nhau lúc cần cấp.
3/ căn cứ vào sự phát triển của cục thế mới, các trận đánh lớn sau này sẽ xẩy ra bên giải phía bắc sông Nhĩ Hà, đề nghị chuyển đại bản doanh sang phía bên ấy, có lợi cho việc chỉ đạo trực tiếp mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều binh khiển tướng.
4/ Đem quân nhổ dọn tất cả mọi đồn trại cả hai hướng từ Đông Quan Lên tới ái Nam Quan và từ Đông quan lên tới ải Lê Hoa. Cắt đứt tất cả những đồn trại có khả năng nối liền và chi viện được cho hai cánh viện binh có thể từ Quảng Tây và từ Vân Nam sang. Đồng thời cho thuỷ binh ta bố trí phục kích sẵn ở mấy con sông lớn để chặn đánh thuỷ binh địch từ Quảng Đông vượt biển sang.
5/ Cần tổ chức một cuộc tổng duỵệt binh. Một mặt kiểm tra lại thực lực tượng binh thiết kỵ binh, kỵ binh, thuỷ binh, bộ binh … để xem việc lầu thạo về việc sử dụng các loại binh khí như thế nào ?
Việc phối hợp nhiều binh chủng với nhau có ăn khớp không ? Kỷ luật của các tướng lĩnh và các sĩ binh có nghiêm chỉnh không ? những gì cần uốn nắn - bổ sung – rút kinh nghiệm sửa chữa kịp thời. Mặt khác khuếch trương thanh thế. Làm cho dân chúng và các hào kiệt - hiền tài thấy được sức mạnh của nghĩa quân, tăng thêm lòng tin tưởng . Quân địch nghe thấy càng nhụt chí run sự .
6/ Điều thêm khoảng hai mươi voi chiến từ Bình- Thuận- Nghệ An, Thanh Hoá ra tăng cường cho đại đội voi chiến . Đồng thời cử người lên vùng Đà Giang, Qui Hoá, Cao bằng mua thêm khoảng 500 ngựa tốt để tăng cường cho thiết kỵ binh. Hai lực lượng này là sức mạnh đáng kể cho cuộc chiến đấu nay mai.
Nhìn vào cục thế hiện tại và triển vọng tương lai, ta có thể đoán định chắc chắn rằng : Ta chuẩn bị mọi mặt được thật chu đáo diệt gọn toàn bộ viện binh lần này thì nhất định Vương Thông phải đầu hàng, rút quân về nước. Hắn không thể lật lọng được nữa.
Từ đó , cũng mới có hoà hảo thật sự và lâu dài.
Vậy thì tất cả mọi tướng lĩnh chúng ta phải đen hết tài năng trí tuệ và sức lực ra để làm tròn sứ mệnh nay mai .
7/ Để chuẩn bị nhân tài cho tương lai, cần mở cuộc , Đấu thí và ban chiếu tuyển hiền tài.
Sau khi thảo luận sôi nổi và bổ sung chu đáo. Bình Định Vương giao cho Đinh Liệt và Lê văn Linh và một số tương lĩnh cao cấp khác cụ thể hoá nội dung bố trí sắp xếp công việc theo thời gian và khâm mệnh thực thi ngay.
Trung tuần tháng giêng năm Đinh Mùi ( 1427 ) Đại bản doanh dọn sang Bồ Đề các nội dung trên đã được khẩn trương thực hiện. Chíến tượng ,kỵ binh thiết kỵ thiết đột binh , thuỷ binh và bộ binh.. của nghĩa quân đã từ năm vạn tăng lên mười vạn. Hương binh đã có tới hai mươi vạn . Sức chiến đấu và năm lực chỉ huy đã nâng lên . Các kho lương thực kho binh khí cũng được chuẩn bị chu đáo hơn, nhất là việc gạo đồ sấy và mắn tôm viên đã tạo điều kiện cho quân ta chiến đấu liên tục mấy ngày liền không sợ đói, mỗi người lính tự đeo vào hầu bao nhẹ gọn, đỡ cho công tác hậu cần cồng kềnh. Các hào kiệt hiền tài – tù trưởng- thân sĩ khắp nơi cũng liên tục kéo dài về Bồ Đề hiến kế, nguyện đem năng lực và tiền lương , của hiến dâng cho đại nghiệp Bình Ngô cứu quốc.
Tất cả các thành trấn địch còn chiếm đóng trên đất Giao Chỉ đều bị nghĩa quân và hương binh bao vây chặt chẽ, không nơi nào liên hệ chi viện cho nơi nào được nữa, giữa chúng với nhau như các hòn đảo rời rạc giữa biển khơi, nhất là tình hình Đông Quan cũng bi đát, Vương Thông không còn liên lạc với thành trấn nào nữa. Vừa rôi hắn được tin ta báo: Thái Phúc ở thành ở Nghệ An và Tiết Trụ ở thành Diễn Châu đều đã mở cửa hàng nghĩa quân làm cho hắn phát điên lên, mù quáng làm liều, hắn ra lệnh cho Phương Chính ngày 7 /2 cùng năm, đem quân tập kích bất thình lình vào doanh trại của Lý Triện và Đỗ Bí ở Cảo Động, do chủ quan, nên cánh quân này bị thiệt hại nặng .
Ngày 19/2 Mã Anh đem quân tập kích vào doanh trại của ta ở cầu Sa Đôi. Quân ta đánh trả mãnh liệt, hắn rút quân chạy về Đông Quan,
Đầu tháng 3, ta lại báo cho Vương Thông biết: Đường bảo Trinh và Lưu Thanh ở thành Thị cầu và Tam Giang cũng đã mở cửa thành ra hàng được ta khong hồng và hgậu đãi.
Nhận tin báo Vương Thông phát điên lên như người ngồi trên đống lửa, hắn ra lệnh chém liền mấy tên lính Ngô được biết chuyện thì thầm với nhau, nhằm ra oai để đe doạ quân tướng. Rồi hắn chọn một vạn quân tinh nhuệ nhất, ngày 8/3 , hắn đích thân chỉ huy tập kích doanh trại của Thái giám Lê Nguyễn ở Phù Liệt nhằm cứu vãn tinh thần đang bị tan rã của binh tướng trong thành Đông Quan. Tướng Tư không Đinh Lễ và phó tướng Nguyễn Xí liền đến quân chi viện đã đánh cho quân của Vương Thông thất điên thất đảo. Hắn thấy thế nguy , ôm đầu dẫn tàn quân cúp đuôi nhằm Đông Quan chạy. Đinh Lễ và Nguyễn Xí cưỡi voi đuổi truy theo đến Hoàng Mai ( Mai Động ) không voi bị sa lầy, quân ta chỉ có độ mười người theo kịp. Kỵ binh của chúng chạy về báo, Vương Thông đưa kỵ binh trở lại phản công. Hai ông đã dùng hết sức tài năng của mình bắn chém được hàng trăm tên giặc, nhưng lực lượng của địch đông giấp mấy lần, hai ông đều bị thựơng nặng, địch bắt đưa về thành Đông quan.
Ngày 12/3 năm Đinh Mùi thể theo đề nghị được phái lên mấy tháng nay rồi cũng đánh mấy lần ,vẫn chưa hạ được. BĐV ra lệnh cho thiếu uý Trần Nguyên Hãn , thiếu uý Trương Chiến và Thiếu Bảo Trịnh Đồ mang 2000 quân và năm thớt voi, thêm năm mươi chiến thuyền lên hợp lực với cánh quân Lê Sát .
Trung tuần tháng 3: BĐV Lê Lợi làm lễ duyệt binh long trọng ở Vĩnh Động gồm tượng binh, kỵ binh , thiết kỵ , thiết kỵ, bộ binh thuỷ binh.. Cuối cùng bộ binh và binh chủng khác cùng phối hợp . Lần duyệt binh này nhằm mục đích tổng kiểm tra lại thực lực , tinh thần chiến đấu, nâng cao kỹ thuật chiến khuyếch trương thanh thế , để bước vào nhiệm vụ mới rất ngay go và phức tạp… Nguyễn Trãi , Đinh Liệt, Nguyễn Thận, Lê Văn Sinh và nhiều tướng lĩnh cao cấp đều tới dự. Bình Chương sự Đinh Liệt nói với Nguyễn Trãi , lực lượng vũ trang này kết hợp chặt chẽ với kế sách công tâm của quân sư ắt trở thành sức mạnh vô địch .
Nguyễn Trãi gật đầu, mỉm cười và chăm chú nhìn đàn voi nhìn đàn voi đang biểu diễn đứng, , nằm xông quật , thiết kỵ đang xông sát vút ngựa chém chuối trên đồi, thuỷ binh đang đổ bộ lên phối hợp với bộ binh xông vào đồn giặc với động tác khá lanh lợi.. và quay lại nói với Đinh Liệt, Tướng quân đã biết nguồn tin mới toanh này chưa, Hôm qua Thái Phúc cho biết , Vương Thông bí mật treo giải , nếu ai bắt sống được tướng công và tôi, hắn thưởng cho 200 lạng vàng , nếu chặt được thủ cấp sẽ thửơng 100 lạng. Cái đầu của chúng mình đáng giá đấy chứ .
Dinh Liệt vui miệng ; thế cái thủ cấp của ông họ Vương thì bao nhiêu hắn không giám định ra à ? Làm cho Nguyễn Thận và Lê Văn Sinh nghe thấy cũng hoà lên với tiếng cười tâm đắc của hai ông .
Giờ Thân ngày 28/5 , quân ta bắt được một tên lính Ngô áo qùân rách rưới , qua hỏi sơ bộ hắn nói trong thành Đông Quan thiếu lương thực , ăn đói ăn khát quá, phải mò ra ngoài kiếm ăn. Kỉêm hiệu Đinh Liệt bộ mặt hắn có vẻ xảo trá, liền gọi người cho hắn ăn , các món ăn khá ngon và uống rượu mê. khi hắn đã mê, xem xét toàn bộ quần áo túi áo, tai mũi.. chỉ thấy hai mảnh giấy sáp nhỏ trong túi áo, ngoài ra không còn một thứ gì nữa. ông ra lệnh cho mọi người canh giữ nghiêm ngặt, đề phòng hắn trốn.
Suốt đêm Đinh Liệt suy đi, tính lại phân tích, phán đoán nhiều mặt, cuối cùng quy nạp mọi điều bí ẩn vào hai mảnh giấy sáp. Có thể chúng dùng thứ giấy khó thấm nước này bọc cái gì đó nuốt vào bụng chăng. phải hỏi vái bụng hắn mơí được ? ông gọi đầu bếp đến bảo: cho thuốc té vào các món ăn ngon. Sau khi tên lính Ngô ăn xong, lát sau bắt đầu đi ngoài cứ thế tiếp tục nhiều lần … Mấy lần hằn còn ngoái cổ lại xem “bảo hòm” có ra khôngg khi đi đến tám chín lần thì mệt nhoài, đầu tối mắt hoa, nằm sóng soài ra đất không lết được nữa. Đinh Liệt bí mật đến hố xí, dùng que nhẹ gạt phân lỏng bỏng, phát hiện ra một viên tròn bắng đầu ngón tay út, ông đem rửa sạch, thấy giấy sáp bọc viên sáp ong. Khi bổ ra , thấy ngay một mảnh giấy nhỏ mỏng , chữ viết rất bé, ngay ngắn và rõ ràng. Sau khi xem xong. Ông đưa lên BĐV và Nguyễn Trãi cùng nghiêm cứu cuối cùng quyết định “ dùng tương kế tựu kế là thượng sách . Nguyễn Trãi đem nghiên bút ra thêm một nét, biến chữ nhất thành chữ nhị, Như vậy làm cho cho tấn biển chậm lại một tháng. Đinh Liệt lập tức báo gọi lại và trả về chố cũ.
Sau khi tên lính Ngô ăn cháo đậu xanh, thân thể dần dần hồi phục và tỉnh lại hắn vội vàng chạy ra hố xí khùa mò trông thấy “bảo hòn” đang còn, hắn lập tức thấy giấy , rồi nuốt chửng ngay vào bụng, đinh ninh là sự việc chưa bị bại lộ .
Cũng từ đấy trở đi, ta canh gác buông lỏng, nhân cơ hội đó, đêm hắn chạy trốn , trên đường đi, hắn tự nói với mình rằng; chuyến đi này về triều phải được hậu đãi, trọng thưởng. (Đinh liệt tướng quân truỵện )
Theo đúng biểu xin viện binh của Vương Thông, Lê Lợi giao cho Đinh Liệt nghiên cứu , bố trí và trực tiếp chỉ huy trận chiến đấu bảo vệ Bồ Đề
Sau khi bố trí xong trận địa, Đinh Liệt cưỡi ngựa lên điểm cao nhìn khái quát toàn trận địa một lần nữa, hình dung các hướng quân địch có thể tiến công , hình dung các cánh quân ta , binh chủng nào xuất trước, binh chủng nào xuất sau, phối hợp thế nào cho chặt chẽ, chiến trường chính sẽ xẩy ra ở điểm nào… Ông vững tin thắng lợi, người thấy phấn khởi và khoan khoái mồn nhẹ ngâm :
“ Chiến trận Bồ Đề vững trong tay
Sau rừng, trước bến hổ che oai !
Sẵn chờ Ngô tướng Ngô binh tới ?
Voi - ngựa – quân ta diệt lũ này !”
( Nguyên văn : Bồ đề chiến trận ký ổn trì
Sơn hậu, tân tiền hổ yểm uy
Đẵng đãi Ngô Binh Ngô tướng tựu
Nghĩa quân , tượng mã nguyện phân thi !)
Theo đúng ngày tháng đã hẹn trong mật khẩu của Vương Thông, đêm 20 /8/ năm Đinh Mùi. Quân ta thả mấy chiếc đèn lồng ở Tiên Du, lát sau, bắn mấy phát hoả hổ ở núi Thiên Thai. Vương Thông trong thành Đông Quan nhận được tín hiệu đúng như trong mật biểu đã hẹn, hắn vô cùng phấn khởi liền vời các tướng lĩnh dưới trướng đến, “ dõng dạc” tuyên bố rằng; Lê Lợi và nghĩa quân của ông ta sắp sửa tắt thở rồi ! hai gọng kìm khổ lồ sẽ kẹp nát chúng giữa Bồ Đề ! phen này quyết nghiền vụn chúng thành tro bụi ! rồi cười ha hả.
Vừa tờ mờ sáng ngày mai, hơn một vạn quân tướng Ngô do tổng binh họ Vương trực tiếp chỉ huy, mở cửa thành, chia làm hai mũi tiến công Bồ Đề. Chủ tướng Đinh Liệt đứng trên đài chỉ huy trông thấy hơn 500 kỵ binh từ phía đông nam đã tiến vào hơn nữa trận địa ta , ông phất cờ ra lệnh cho 20 voi chiến xông ra hai sườn, bắn tên vào giặc như mưa, và xông thắng vào quơ quật ,cắt chúng ra làm ba đoạn. Trông thấy hai đàn voi quá đông, quật và đè chết nhiều ngựa, kỵ binh của chúng co cụm lại , voi ta thúc xông vào nơi co cụm chà quật càng hăng. Kỵ binh của chúng thấy nguy kịch, nhất là ngựa chúng thấy voi hoảng sợ không giám xông vào, lao – mác trên mình voi phóng xuống chú ngựa nào là trúng chú ngựa ấy. Vương Thông vẫn thúc kèn cho bộ binh phía nam và phía đông nam tiến lên cứu nguy. Tướng Đinh Liệt cho nổ hai phát pháo lệnh đoàn thiết kỵ của ta gồm 300 con, xông từ mấy làng phía đông và phía Tây bắn đến, đánh chem hai cánh bộ binh phía nam và phía đông nam, làm chúng đại hỗn loạn, thây giặc chết nằm la liệt. Trong khi đó Vương Thông vẫn thúc kèn trống tiến, mong chờ gọng kìm viện binh xuất hiện. Kỵ binh của giặc bắt đầu rút chạy lại bị thiết kỵ ta dồn đánh chết một số, chúng cho ngựa xông bừa vào đám bộ binh của chúng chạy tháo thân . Đinh Liệt cho nổ liền 3 phát pháo hiệu nữa, hơn sáu ngàn bộ binh của ta từ bốn phương, tám hướng xông ra, tiếng hò reo xunh trận làm rung nước Nhĩ Hà chuyển lay thành Đông Quan, voi ngựa và bộ binh ta dồn bộ binh địch xuống bờ sông Cái, tha hồ quần - quật và đâm chém, nhiều đứa nhảy xuống sông bị dòng nước cuộn đi .
Vương tổng binh thấy kỵ binh thua trận chạy về hớt hải báo là không có cánh viện binh nào phối hợp cả, hắn biết là đã mắc mưu nhảy lên ngựa chạy tháo thân.
Trong khi đó BĐV Lê Lợi đứng trên bậc 100, quân sư Nguyễn Trãi đứng ở bậc thứ 99 quan sát chiến trận từ đầu chí cuối . Lê Lợi thấy điều binh khiển tướng hay quá, quay xuống nói với Nguyễn Trãi : binh pháp cao thủ phụ kỳ tài ! “ Nguyễn Trãi ngửa mặt lên đáp BĐV :” Nhưng cơ xuất Hán hầu võ nghệ !” đồng thời ông đề nghị với Lê Lợi: “ Nên giao cho Đinh Liệt nhiệm vụ đem đại quân lên ải Chi Lăng , bài binh bố trận đánh gãy cột sống viện binh từ Quảng Tây sang.”
Lê Lợi nở nụ cười, gật đầu, tỏ ra rất hài lòng, phấn khới nói :” Bây giờ thì có thể được rồi ! song ta cần phẩi phối hợp nhiều mặt làm cho chủ tướng của cánh quân này vấp phải đại chủ quân khiêu ngạo 1 tạo ra cho hắn những điều kiện dê phạm chủ quan kiêu ngạo .
Trận Bồ Đề quân ta diệt gần tám ngàn tên, bắt sống 500 tên , đấm chém chết 200 ngựa. Khiến Vương Thông và các tướng lĩnh của hắn đành đóng chặt cửa thành ngóng chờ quân viện, không giám manh động.
Ngày 30/8 BĐV Lê Lội làm lễ chúc mừng đại thắng lợi, trận Tốt Động – Chúc Động – Ninh Kiều, trận giải phóng ngoại vi Đông Quan và trận bảo vệ Bồ Đề rất long trọng tại lầu Bồ Đề, mục đích chính là biếu dương kịp thời tinh thần chiến đấu anh dũng và binh sĩ nghĩa quân, gia phong và truy phong các tướng sĩ đã lập công lớn và hy sinh vì nước. Đồng thời động viên các tướng lĩnh nâng cao cảnh giác, nâng cao tinh thần chuẩn bị và tinh thần chiến đấu đặng hoàn thành xứ mệnh lịch sử mà non sông xã tắc đã giao cho nghĩa quân.
Sau khi mừng lễ chiến thắng, HĐMLTC họp. Quân sư Nguyễn Trãi trình bày tỉ mỉ tình hình nước địch và việc triều Minh phái viện binh sang nước ta; Bình trương sự Đinh Liệt trình bày cụ thể tình hình quân địch ở Giao chỉ . Hy vọng cuối cùng của chúng là chỉ còn trông chờ vào viện binh. Theo tin của ta từ phía Quảng Tây,. Vân Nam gửi về, cũng rẩt trùng hợp với tin thành Đông Quan báo ra thì viện binh từ Vân Nam xuống khoảng dưới 5 vạn, cánh viện binh từ Quảng Tây sang hơn 11 vạn. Vân Nam do Mộc Thạnh chỉ huy, Qủang tây do Liễu Thăng chỉ huy. Hai tên tướng này đã từng sang chiến trường Giao Chỉ . Đứng về tuổi và tước thì Mộc Thạnh đều cao hơn Liễu Thăng. Nhưng nếu nói về tính xông xáo và công lao mới lập được khi chống các rợ phía Bắc thì Liễu Thăng hơn Mộc Thạnh .Từ đó tính cáo già của Kiều quốc công Mộc Thạnh là còn chờ cho an viễn hầu Liễu Thăng tiến vào Đông Quan trước xem sao đã, rồi hắn mới hành động. Còn Liễu Thăng là tên tướng chưa hề thua trận nào, kể cả lần trước sang Giao Chỉ và lần vừa rối lên chinh chiến phía bắc , cũng vì vậy mà hắn rất chủ quan kiêu ngạo , nếu ta kích được tính chủ quan kiêu ngạo ấy lên, thì nhất định y sẽ phạm sai lầm, một chủ tướng đã phạm sai lầm tất dẫn đến thất bại nặng nề. Đó là điều không thể tránh được ! ( BĐV Lê Lợi vui quá bật dậy nói nhà ngươi nói đúng ý ta ! cả hội nghị náo nhiệt hẳn lên.)
Vì vậy, trọng binh phải đặt ở vùng tứ ải Chi Lăng trở về phía Đông Quan thành trận địa liên hoàn đại phục kích ,Nếu cánh quân của Liễu Thăng sang.trước với số quân đông như vậy, không một trận điạ nào một lúc lại có thể tiêu diệt ngay hết được, mà phải tiêu diệt liên tục nhiều lần. Ngược lại, theo lệnh bắt buộc của triều Minh ( khả năng này thì hãn hữu, nhưng cũng phải đặt ra để nghiên cứu cho toàn diện ) cánh quân của Mộc Thạnh tiến vào nước ta trước thì quân của ta cũng dễ điều sang để diệt chúng trước khi về tới Đông quan.,Bố trí quân ta như vậy là nhất cử lưỡng tiện( trích Đinh Liệt di cảo )
Đây là một lần quyết chiến rất lớn, có tính quyết định cho thắng lợi. Nếu ta điệt gọn hoặc đánh tan được hai cánh viện binh này , buộc Vương Thông phải đầu hàng, rút quân về nước. Không còn phải bàn đến việc đánh hạ thành Đông Quan và các thành trấn khác nữa.
Muốn vậy, ngoài việc phải nỗ lực thật cao của các tướng lĩnh và từng nghia quân của chúng ta ra, phải triển khai ngay các lực lượng vào vị trí đã định, chuẩn bị nghiên cứu- bố trí và kiểm tra lại cho thật tốt. Và nên bổ sung thêm dụng cụ đánh thành, voi và quân số cho Lê Sát và Trần Nguyên Hãn . Kiên quyết hạ xong thành Bắc Giang trước khi viện binh nhà Minh kéo sang nước ta .
Các tướng lĩnh tranh luận rất hăng và rất sôi nổi, nhiều người đề ra những trường hợp cụ thể để tranh thủ ý kiến của mọi người và sẵn sang nhận nhiệm vụ mới.
BĐV Lê Lợi căn cứ tình thần đã nhất trí, ban bố lệnh khẩn cấp:
1/ Tăng viện cho thành Xương Giang 15 cỗ xe đánh thành 4 chiến tượng và 2000 quân. Sau 2 ngày phải có đủ ở Xương Giang .
2/ Phái thiếu uý Trịnh Khả, thiếu bảo Phạm Văn Xảo , thiếu uý Nguyễn Chích, phòng ngự sứ Trần Ban và phó tứơng Lê Trung, Nguyễn Khuyển đem 4 ngàn binh mã và 4 thớt voi lên phía ải Lê Hoa, chọn nơi thích đáng bố trí trận địa chặn viện binh của Mộc Thạnh từ phía Vân Nam tới, hàng ngày phải báo tin tức cho đại bản doanh rõ .
3/ Phái kiểm hiệu Bình trương sự Đinh Liệt ( giao công việc của HĐMLTC lại cho Nguỹẽn Trãi và Lê Văn Linh ). Thiếu uý Lưu Nhân Chú và phó tướng Lê Linh đem tám ngàn quân tinh nhuệ, 250 chiến mã và 8 thớt voi lên ải Chi Lăng , mai phục thích đáng đánh gãy xương sống của An viền hầu Liễu Thăng từ Qủang Tây sang. Phối hợp với cánh quân này còn có Trần Lựu và Lê Bồi dụ địch đến và sau khi hạ xong thành Xương Giang sẽ tăng cường thêm đơn vị Lê Sát và Lê Thụ.
4/ Phái Lê Văn An, Nguyễn Lý, Lê Lĩnh, Lê Lỗi, Phạm An, đem một vạn quân, một trăm chiến mã và năm thớt voi đến vùng Phố Cát, bố trí mai phục thích đáng phối hợp tiêu diệt tàn quân địch về đây . Đồng thời dễ chi viện cho cánh quân Trịnh Khả.
5/ Sau khi hạ xong thành Xương Giang. thiếu uý Trương Chiến , thuý uý Trần Nguyễn Hãn và tướng Trịnh Đồ lựu lại , bố trí phòng thủ chu đáo sẵn sàng phối hợp thật chẽ với cánh quân Đinh Liệt và cánh quân Lê Văn An diệt gọn tàn quân. Còn cánh quân của Lê Sát , Lê Thụ, sau khi giải quyết xong chiến trường, lập tức tiến lên Chi lăng bổ sung vào cánh quân Đinh Liệt .
6/ Tất cả cánh quân nói trên , hàng ngày phải báo tin tức về đại bản doanh. Đại bản doanh tiếp tục cho bao vây thành Đông Quan và các thành trấn khác, bảo vệ lầu Bồ Đề, có đủ lực lượng để diệt số quân của Vương Thông trong thành nếu chúng liều lĩnh đánh ra. Các tướng và các cánh đã được phân công hãy yên tâm nỗ lực hoàn thành tốt mọi trọng trách được giao. Nếu cục thế có gì biến đổi lớn, đại bản doanh sẽ tuỳ cơ quyết định kịp thời..Cho phép các tứơng lĩnh và binh sĩ hai ngày chuẩn bị .
Vâng lệnh BĐV, ngày 26/ 8 năm Đinh Mùi ( 1427) kiểm hiệu bình chương sự Đinh Liệt dân đầu tám ngàn quân, 250 chiến mã và tám thớt voi chiến tiến lên ải Chi lăng. Nguyên Trãi và Lê Văn Linh đến tiễn đưa và bàn thêm việc dụ hàng thành Xương Giang . Đinh Liệt đã trả lời hai ông rằng : ta vẫn cứ phải dẫn Thái Phúc, Tiết Tụ , Đường Bảo Trinh và Lưu Thanh lên thành Xương Giang dùng loa kêu gọi hoặc viết thư bắn vào thành nói rõ chính sách khoan hồng và trọng đãi của ta. Nếu chúng mở cửa thành ra hàng là thắng lợi tuyệt vời nhất, vừa đỡ tốn xương máu của cả đôi bên, vừa đỡ sự tàn phá đổ nát . Nhưng căn cứ vào lời đe răn của tổng binh Vương Thông là phải cố thủ đến hơi thở cuối cùng đối vời Lý Nhậm, Phùng Trí, Lưu Thuận, Lưu Tử Phụ … trước khi lên phòng giữ thành Xương Giang , càng chứng tỏ hắn cũng đã nhìn thấu vị trí quân sự quan trọng này có sức mạnh to lớn nối liền giữa viện binh và thành Đông Quan như thế nào rồi. Do đó, việc hạ thành Xương Giang bằng phương pháp tuyệt vời nhất hoặc bằng phương pháp bắt buộc cũng phải giải quyết xong xuôi trước khi viện binh kéo tới, thì ta mới có dễ khả năng tiêu diệt gọn được viện binh của nhà Minh, dù bất cứ hướng nào, sang trước hay sang sau . hai ông gật đầu biểu lộ nhất trí và cẩn thận nâng Đinh Liệt lên chiễn mã, để vừa tỏ lòng tôn kính, vừa nhắc nhở Đinh Liệt phải hoàn thàn h sứ mệnh mà sơn hà xã tắc giao phó trong trận quyết định này.
Khi đại quân hành tiến gần Bắc Giang , Đinh Liệt chủ trương giao quân lại cho Lê Linh tiếp tục hành quân lên Chi Lăng. Ông và Lưu Nhân Chú lấy 20 thiết kỵ cùng hai ông tiến lên nghiên cứu trận địa trước. Sau khi nghiên cứu địa hình - địa vật và địa thế cả vùng Chi Lăng. Bình chương sự Đinh Liệt và thiếu uý Lưu Nhân Chú quýêt định lấy Mã Yên làm trận địa chính . Cách trận địa chính ngược lên phía bắc khoảng 4 dặm và từ Mã Yên xuống phía nam khoảng 3,5 dặm, bổ trí 2 trận địa phục kích phối hợp tạo thành thế liên hoàn đại phục kích hoàn chỉnh. Từ Lạng Sơn về Đông Quan chỉ có một con đường độc đạo qua Chi Lăng, chung quanh toàn ra rừng rú, cây lùm, cây bụi và cây rững chằng chịt gai nhô qua cả các dải núi đá hiểm trở. Từ xưa tới nay, quân Tống, quân Nguyên Mông, các cánh quân viện của nhà Minh mấy lần trước kéo từ phía Quảng Tây đều phải đi qua con đường này là gần nhất . Vậy thì viện binh của Liễu Thăng lần này từ Quảng Tây kéo sang cấp cứu cho Vương Thồng đang ngấp ngoaỉ, không còn có đủ thì giờ làm đường mới để tránh lối này, nhất định chúng phải kéo qua dây!
Ngoài cái thế núi non hiểm trở và con đường độc đạo sẵn, khi chủ tướng Đinh Liệt cùng thiếu uý Lưu Nhân Chú đi nghiên cứu suốt cả chặng đường dài hơn 10 dặm, ông rất chú ý đền vùng sinh lầy kéo dài trong thung lũng, những đoạn đướng sát vách núi cao và nhiều dãy cây đại thụ cành là xum xuê vươn ra được ông đã hình dung một cách đánh đặc thù mà trong binh thư binh pháp đành rằng chưa ai viết tới, mà trong thực tế cũng chưa một ai dùng tới. Đinh Liệt cho dừng ngựa lại trên một cao điểm nói với Lưu Nhân Chú : Ngày xưa Mã Viện dựng cột đồng khắc dòng chữ kiêu ngạo :” Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt ! “ Ngày nay ta thay vào đấy bằng dòng chữ tự hào : “ Thụ chi chiết, Ngô quân diệt !” Lưu Nhân Chú ngơ ngác chưa hiểu Đinh Liệt định nói gì ? Đinh Liệt chỉ lên nhiều cành cầy to vươn ra đường và giải thích, ta cho cưa dở những cành cây vươn ra đường buộc giây giòng vào các bụi cây kín trong rừng sâu, tuy cành to nhỏ - nhiều ít mà phân số người cho thoả đáng, có lệnh là kéo các cành cao trước, khi rơi xuống đập luôn cành dưới gãy theo. Cao một chặn đường dài hàng chục dặm nhiều đoạn có hàng mấy chục cây to . hàng trăm cành lớn. Khi tiền quân của địch đã lọt gọn vào trận địa của ta, cành cây kéo gẫy đồng loạt, đá gỗ trên núi ta đã bố trí những nơi cho phép cùng ào ào lăn xuống. Cành cây - gỗ đá không những có thể, tiêu diệt được một số người , ngựa của giặc, làm chúng hoảng loạn tinh thần mà còn chặt chúng ra từng đoạn , trong lúc ấy quân ta bắn tên độc ra như mưa, phóng tiêu, phong lao ra tới tấp, buộc người và ngựa của chung phải lao xuống những ruộng cỏ trước mặt , đấy lại là những bãi sình lầy, mùa đông này tuy không nhìn thấy nước, nhưng người và ngựa sa xuống đây ,càng cựa, càng núm bùm ngợp cổ. Cái lợi thế độc đáo này đúng là non sông đất nước này tạo ra cho ta một nghĩa địa chôn xác quân thù vậy !
Lưu Nhân Chú cười to nhảy sang lưng ngựa ôm ghì lấy Đinh Liệt nói : một thế trần thần kỳ ! tuyệt ! tuyệt đẹp ! BĐV Lê Lợi của chúng ta nghe thầy chắc tốc xanh lại hết !
Hai ông cho ngựa xuống dốc tiềp tục nghiên cứu chỗ nào xếp đá xếp gỗ, nơi nào cưa cành cây và giòng giây vào đến đâu ? vùng núi nào hoặcc chỗ cành cây nào bố trí cung tiễn binh, thiết kỵ binh, tượng binh và đoản binh, nhiều nơi các ông cho ngựa đi sâu vào rừng, và leo bộ lên hẳn thực địa dẻ xem xét, để trao đổi cụ thể, và bảo những người đi theo đánh dầu vào sơ đồ và cả thực địa.

Xem phần tiếp theo (Phần 7)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<O></O>

họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4b TT Ngô Đồng, Giao Thuỷ, <ST1><?xml:namespace prefix = st1 /><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></ST1> Định<O></O>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 
Top