Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Tháng 12 cùng năm bút ký ghi : Thái tông đã chẳng thấy nguy đã hiện . Say đắm Thị Anh cứ mãi tăng. Sắc đẹp lời ngon kim phí bang. Cô đồ sự nghiệp có ngày tan.
Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất 1442 Hành khiển Nguyễn Trãi và Lễ Nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ bị hành hình, Thái giám Đinh Thắng nói với Đinh Phúc rằng ; Nguyễn Trãi bị chết oan , vì không nghe lời nhắc nhủ cuả Thái phó đại đô đốc.
Bọn chó săn của Thị Anh nghe thấy về ton hót với Tuyên từ. Ngaỳ 9 tháng 9 cùng năm, Thị Anh ra oai tác quái chém Đinh Thắng và Đinh Phúc . cái chính không phải là lời nói trên, mà là cái nhất cử lựỡng tiện là bịt đầu mối quan trọng bởi hai vị quan Thái giám này theo dõi ghi chép ngày giờ vua Thái Tông đến ăn ngủ với từng bà . họ biết tỏng Bang Cơ mang thai có 6 tháng, không phải con của Nguyên Long- Vua Lê Thái Tông.
Ngày 20 tháng 8 cùng năm , các tể thần Đinh Liệt , Trịnh Khả, Lê Bồi , Lê Thụ không còn cách nào khác , buộc phải tôn lập Hoàng thái tử Bang cơ lên ngôi Hoàng đế., chỉ riêng Đinh Liệt biết cặn kẽ Bang Cơ không phải con của Thái tông, khi quan thái giám Đinh Thắng và Đinh Phúc đã mật báo cho ông biết từ lâu. Nên đêm ngày 20 cùng năm tháng bút ký Hồng mai ghi : “ Nhung tân hà hữu tống thai tinh? Lục nguyệt khai hoa quái dị hình? Niên nguyệt nhật thời thăng đính ký. Hoàng bào ô nhiếm vạn niên thanh dịch (Nhân tông đâu phải máu Nguyên Long. Sáu tháng hoài thai tỉnh lạ lùng. Năm tháng ngày giờ Đinh Thắng chép. Hoàng bào nhơ bẩn tiếng ngàn năm) Càng suy ngẫm sâu kỹ, ông càng thấy Thị Anh là con mẹ đàn bà ghê gớm thiệt, hắn dùng dòng máu họ Nguyễn của hắn định tiếm ngôi vua Lê một cách êm ru như thế này, quả hẳn còn cao tay hơn nhiều so với Trần Thủ Độ, lộ liễu, đến một giai đoạn nhất định nào đó , hắn sẽ công bố đổi triều, liệu có được không? Ông tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời được lắm chứ. Khi hắn đã diệt các loại công thần nhà Lê , hoặc về nghỉ, hoặc già chết. Tất cả các quan đại thần của hắn, thì hắn chẳng có ngại ngần gì nữa cả.
Hắn hành hình Nguyễn Trãi và tru di ba họ nhà Trãi, vì việc tư thù, khi Nguyễn Trãi thường kinh hắn, chửi mắng sự ngu dốt của bè lũ tay chân hắn, can ngăn vua Lê Thái Tông số việc hắn cản trở đến âm mưu giảo quyệt của hắn. hay có chuyện gì nữa?... Ông trằn trọc suy nghĩ trắng đêm 22 cùng năm tháng không sao ngủ được, gà bắt đầu gáy, ông nhỏm dậy ghi vào quyển bút ký: "Nguyễn Trãi hơn ta hai chục tuổi, kể ngày hội nghĩa, kém dăm năm. Công lao vì nước thua thêm nhân nghĩa dâng đời, lộng tiếng thơm. Bình ngô đại kế, đường trọn vẹn. Dựng nước lâu dài lận đận luôn. Phút chốc trở lên thằng phản nghịch. Thực hư đâu dễ chuyền buông giầm.
Cuổi năm Nhâm Tuẩt, Đinh Liệt đã tìm một việc xẩy ra ở Lê chi viên nên bút ký ông ghi: "Nửa đêm giờ tý trống canh ba. Vua cưỡi ngựa phi ngựa trái đà. gió độc thổi kềnh lăn ái biết. Nguyên Long học sĩ lạ chi mà.” ( Bán dạ, tí thời tam canh cổ, Tống thai thượng mã, mã hành phi. Độc phong xuy trảo hà nhân thức, văn tử- nhị nhi thanh phất dị kỳ)
Bút ký ghi tiếp: "Oan ức nguyên do thiếp thả rong. Tru di ba họ nát tô lòng. Bảo ngọc tan tành chìm đáy biển vỡ gương lành lại khó muôn trùng (oan ức khơi lai do tung thiếp sử kỳ tam tộc thụ tru di. Bảo ngọc toái tàn trầm hải để. Trùng viên, phá kính thị nan đề).
Từ ngày con mụ lên ngôi vua, Nguyễn Thị Anh đang ra sức tìm mọi cách thâu tóm mọi quyền lực vào tay mình, Nhưng Đinh Liệt đã sớm nhìn thấy sự sụp đổ của mẹ con mụ, nên mùa thu năm Quí hợi 1443 bút ký ghi: "Vua con nhỏ bé, vịn quanh nôi. Trước cảnh màn the, nối ngôi trời. Phảng phất chồn bay diệu lộn cổ. Ngai vàng tụt xuống mẹ! con ơi!."
Phái phó quân hầu Đinh Liệt là một công thần khai quốc nhen lửa, tài đức nổi tiếng của ông đã trùm lên mấy triều trước, uy tín của ông vượt lên bậc nguyên huân, từ các vua cho đến các quan đại thần huân cựu đều quí mến kính nể, ông rất nhạy bén về mọi mặt, ông cảnh giác đề phòng bọn tay sai của Thị Anh phải dùng cách đê hèn nhất là viết thư nặc danh tố cáo ông có liên quan đến sự kiện Nguyễn Trãi. Tháng 7 năm Giáp Thìn 1444 Thị Anh nhân danh tuyên từ Hoàng thái hậu ra lệnh hạ ngục Đinh Liệt và vợ con ông. Trong bút ký ghi: "Ta phải vào tù, hỡi hoá công, Bởi ta hiểu rõ rắn hay rồng. Bởi ta nắm chắc cán cân chân lý, vững đứng trên đời, một cội thông."
Những năm tháng trong ngục tù, ông vẫn thường xuyên được biết tin tức hoạt động của bè đảng Thị Anh do màng lưới của ông cung cấp. Những ngày bị giam ông đã hệ thống phân tích khá đầy đủ những hành vi đã và đang làm của bọn chúng. Từ chỗ đó, ông bắt đầu phác hoạ điệu kế "Nhất tiễn tam điểu" (bắn một mũi tên xuyên chết ba con ác điểu) nhưng phải dùng sói diệt lang, cuổi cùng dùng sức mạnh của chính nghĩa tóm cổ sói trị tội, vừa tránh được tai tiếng, dị nghị, vừa đạt dược mục đích vãn cứu triều Lê khỏi tai hoạ trừ tận gốc được mần mống phản loạn cả hai phía, ông sung sướng mỉn cười. một mình trong hầm đá và tin tưởng rằng: Với sự nghị luận ngày càng sôi nổi của triều đình, nhất định Thị Anh phải tha ông.
Đúng như tiên đoán, do triều đình đấu tranh nghị luận, hoàng tộc và các đại thần huân cựu luôn yêu cầu và đề nghị tha Đinh Liệt vì không có chứng cứ cụ thể gì cả. Nếu chỉ dựa vào một số bức thư nặc danh vu cáo để giam giữ một công thần khai quốc nguyên huân có nhiều công vĩ tích như thái phó á quân hầu Đinh Liệt thì dễ làm cho triều đình mất uy tín. Hoàng gia khó ăn khó nói với thần dân. Đề nghị tuyên từ Hoàng thái hậu quyết định vấn đề này càng sớm càng tốt, không nên để kéo dài nữa”… (lời đề nghị của một số huân cựu - đại thần).
Thế mà mãi đến tháng 6 năm Mậu Thìn 1446, Đinh Liệt mới được tha và khôi phục lại chức hàm tước như cũ . Nhưng vợ con ông vần còn bị giam giữ kéo dài mãi đến năm Canh ngọ 1450 mới được phóng thích.
Khi Đinh Liệt vừa ra khỏi ngục, bút ký ghi : "Ra tù trời vẫn kín mây đen. Yểu nhật lờ mờ lặn thao đêm. Bá quan văn võ ai trung đảm. Dám bề mặt trời dưới đáy lên ... Đồng thời ông khảng định một lần nữa: "Đời ta xuyên thấu chùm chân lý. Thơm thối quyết không để lộn sòng. Phải trái đúng sai an từng hạt? Cái thưng thiện ác phải luôn đong (Ngã sinh nhất quán từng chân lý - phưng xá phân minh mạc hỗn đồng Thị phi tà chính phân ly xứng Thiện ác đẩu thăng bất đoản công.
Bút ký lại ghi tiếp: "Tuyên từ phường vô lại, Những lật lọng đúng sai. Đốt sách vở thứ chỉ. Xuyên tạc sử nhà trời trận Đông quan bất tử.Trận bồ Đề mãi lừng. Mã cần xương muôn thuở. Đẹp như buổi tiêu dương. Thị Anh yêu lộ tẩy. Sửa ngầm cả sử văn.
Sau một thời giam dài tiếp xúc thăm dò lòng dạ của các vị đại thần huân cựu mà ông đã chọn trước. Đinh Liệt thấy rõ ràng rằng; tuyệt đại đa số không tán thành lề thói gian giảo , dùng quyền uy để bức ép nhiều người . Nhưng chưa có ai nhìn thấu được lòng dạ hiểm sâu của Thị Anh là dùng máu cuả họ Nguyễn để cứơp sự nghiệp nhà Lê theo kiểu diễn biến êm thắm này.
Đầu xuân năm kỷ Tỵ 1449 sau khi bãi chầu, Tuyên từ Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh hỏi dò á quân hầu Đinh Liệt rằng: Tam thập nhi lập tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập chi thiên mệnh. Năm nay á quân hầu 50 tuổi, tất nhiêm phải biết mệnh trời, Vậy mệnh trời nhà Lê như thế nào?
Á quân hầu Đinh Liệt điềm tĩnh và ung dung trả lời rằng: "Ngày nay có sự nghiệp đàng hoàng như thế này là nhờ phúc ấm của tổ tiên Thái Tổ, qua sự chiến đấu nằm gai nếm mật trường kỳ gian khổ hy sinh, xương, máu của hàng ngàn vạn tướng sĩ, nghĩa quân Lam Sơn và trăm họ đã đổ, mới giành lại được từ tay hoàng đế nhà Minh. Thái tổ và các huân cựu đại thần đồng lòng chung sức bồi đắp, lấy đức làm nền móng, lấy dân làm cội nguồn, lấy nghĩa nhân làm quí trọng, lấy việc nuôi vỗ chúng dân làm lòng thành, trên dưới một lòng hoà hảo. Nguyện như bàn thạch, bèn tựa thành đồng. Như vậy là hợp với lòng người, thuận với ý trời. Ngược lại là nghịch với ý trời vậy.
Tuyên từ nguýt á quân hầu một cái thật dài, rồi cùng tạ thanh trở về cung, vừa đi vừa nói rằng: Ta đã giam hắn mấy năm liền, song một chút chứng cứ không có, đại thần huân cựu và hoàng gia nghị luận xôn xao, còn việc thư yêu cầu này nọ, buộc ta phải tha. Đinh Liệt là do Thái Tổ di mệnh, hắn đáng sợ hơn cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Xí. Hắn có nhiều kỳ công, kỳ tích đối với đại nghiệp nhà Lê từ thời nhen lửa tới nay, một tay văn võ kiêm toàn, bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng bình tĩnh, ung dung và nhậy bén, hắn không nóng nảy như Nguyễn Xí, mà cũng không kiêu ngạo như Nguyễn Trãi, rất kín đáo , hoà nhã, . Từ thời Thái Tổ , sang đến thời Thái Tông cho đến nay, hắn chưa hề kèn cựa và xích mích, xô xát với bất cứ ai trong triều cả … Thế nhưng lại là tay kiếm thần uy đặc đẵng đấy nhé! cẩn thận, không được kinh suất.
Bá quan văn võ và quân dân nội ngoại thành Đông Kinh nghe được tin này họ chuyền nhau bàn tán suốt mất ngày liền…Nguyễn Thị cho rằng : “á hầu cho Tuyên từ ăn củ gừng trồng lâu năm vừa cay vừa đắng mà vẫn phải nuốt . kẻ thì bình phẩm: á quân hầu đã dạy cho bà Hoàng một bài học thấm đời sau buổi tan chầu, Nhiều quan có học vấn cao, thì bình luận về 8 chữ phản qua lai tựu thị nghịch thiên giả! Câu kết luận của á quân hầu vừa có thể là lời khuyên, vừa có thể là lời răn, lại có thể là lời kết tội đối với tuyên từ Hoàng Thái hậu. Nhưng không một ai bác bỏ lại được , bởi Đinh Liệt khi vận dụng câu : Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” của thánh thần đã dạy.
Á quân hầu Đinh Liệt vừa đi vừa suy nghĩ, bọn chúng vẫn bám mình đây là kiểu mò tin "cao cấp" của Tuyên Từ, phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, phải thận trọng từ lời ăn tiếng nói đến việc làm. Và thuận miệng khẽ ngâm. "Đời ta nhất quấn vì chân lý, Coi trọng nhân tình nhẹ chúa công không phải anh quân nào phủ phục? mắt tròn ra kiếm hỏi tà hung. (Ngã sinh nhất quán tòng chân lý. Dân tình vi trọng chúa vi kinh. Bất thị anh quân, hả phủ thủ, Hoành mi bạt kiếm vấn tà manh.
Ngay tối hôm đó, Đinh Liệt khẳng định trọng bút ký: Bà hoàng( bàng hoà) ra bộ sống nhân từ , ác tình trong lòng quá dư! Nghịch tặc thòi đuôi ngày lộ rõ, Trung thần (thân trùng) bách tính (bích tánh) nghĩ chi chừ.
Ông ghi tiếp: "Chỉ có anh hùng tóm hổ báo! Càng không hào kiệt phụng sài lang! Nhất tiễn tam điêu" bầy điệu kế, vãn hội Lập nghiệp, cứu giang san" (Chỉ hữu anh hùng cầm hổ báo, cánh vô hào kiệt phụng sai lang, nhất tiến tam điêu bài dịêu kế, vãn hội Lê nghiệp, cứu giang sơn.
Vợ con ông mới vừa xuất ngục được mấy hôm, sáng 15 tháng 3 năm canh Ngọ 1450 bà Xuân Hương dậy sớm xếp dọn những đồ đạc còn ngổn ngang, bà phát hiện một gói to đặt bên cạnh cửa bếp, mở ra thấy 4 súc gấm, trong đó có một chuỗi ngọc, 20 lạng vàng và 30 lạng bạc. Bà lập tức gọi ngay chồng dậy! Đinh Liệt vừa trông thấy thứ đó, biết ngay là độc kế của bọn Nguyễn Thị Anh, ông rửa mặt, không kịp ăn sáng, phi ngựa đem thứ đó đến nộp cho viện hình sự.
Lát sau, nghe thấy bên cung Tuyên từ Hoàng thái hậu bắn tin là khoảng nửa đêm bị mất trộm, lính tráng đang lùng sục khắp nơi.
Á hầu Đinh Liệt mỉn cười, thầm nói: Gian mưu tất cao mưu trị !” bọ chó săn này vẫn dùng thủ đoạn đê hèn cú rích hòng vu oan giáo hoạ cho người khác, chuyến này phải đưa ra triều đình nghị luận để cho nhiều đứa mất mặt ! ông lên ngựa ung dung trở về , vừa về đến cổng, đã thấy Tạ thanh và Xương Lê dẫn 10 lính tiu nghỉu cúi đầu đi ra, chúng len lét nhìn trộm vào thần uy thanh thiết kiếm cảu Thái phó đại đô dốc đeo bên cạnh sườn, nhiều thằng rờn rợn nổi gai ốc.
Ăn cơm sáng xong, ông gọi hai vệ sĩ, vợ con và cả mọi người trong nhà lại nói rõ thủ đoạn đê hèn của bọn chó săn này, đã gây cho nhiều người bị oan. Ông vạch ra nhiệm vụ và phương pháp đề phòng cho từng người. Đồng thời phải luôn nâng cao cảnh giác trong mọi tường hợp.
Sau những việc làm ngày càng trắng trợn của Nguyễn Thị Anh và bè đảng của chúng. Á quân hầu Đinh Liệt rất căm phẫn việc Thị Anh giết Trịnh Khả và con ông là Trịnh Quát năm Tân Mùi 1451, sát hại tư khấu Trịnh Khắc Phục và con trai ông là đô uý phò mã Trịnh Bá Nhai. Có lần Đinh Liệt định vung kiếm chém Nguyễn Thị Anh, công bố toàn bộ tội trạng và âm mưu thâm độc của mụ cho toàn triều đình và bàn dân thiên hạ rõ. Nhưng rồi ông lại trấn tĩnh và nghĩ rằng: sợ mang tiếng là trả thù cá nhân, mang tiếng là giết mẹ vua, mặc dù việc mình làm là bảo vệ đại nghiệp nhà Lê, sẽ được đại đa số các quan trong triều, trong hoàng tộc và trăm họ tán đồng. Nhưng sự thật chưa phải là diệu kế nhất? phải suy nghĩ thật chu đáo trọn vẹn hơn về vấn đề này.
Thế rồi ông lại tìm cách tiếp xúc thăm dò kín nhiều vị quan triều xem ý nghĩ của họ và cảm tình của họ đối với Tuyên từ và đại nghiệp nhà Lê như thế nào” ông đã có đánh giá tổng quát là tuyệt đại đa số các quan văn võ không ưa gì Nguyễn Thị Anh, họ thấy những việc làm sai trái của mụ hoặc ở việc này, hoặc ở việc khác chưa ai thấy thật hệ thống âm mưu giảo quyệt sau xa của Thị Anh.
Sau khi Tạ Thanh bất đắc kỳ tử, tên giám ty bỏ Thị Anh mò sang với Nghi Dân mong nhờ nhờ cứu mạng. Thái phó á quân hầu Đinh Liệt nảy ra phát triển mưu diệu kế "Nhất tiến tam điêu" Bút ký của Hồng Mai ghi: "liền mấy đoạn khéo sắp bày diệu kế, Huynh đệ ắt huyết tường. Dùng cho điệt ác lang. Thành công sao không được” ( Thiện bài kỳ diệu kế, huynh đệ tất huých tường ! Dụng cẩu diệt ác lang Phi thành công công bất khả ) khéo lợi dụng Nghi Dân , khích lệ nguồn đố kỵ , khêu gợi ích kỷ tâm. Đốt vương long địa vị. Tự phát hiện ra Thị anh , Tất manh giết em ruột. Đoạt ngôi báu về mình. Duyên cớ càng phơi rõ. Bá quan đều mình tường. Bắt Nghi Dân đâu khó ! Tôn Tư Thành vi quân. Lòng ta bày sẵn kế. Một phát ba điêu vàng , nhật nguyệt mờ lại tỏ. Trăm họ được hồi sinh. Triều đình lại thịnh trị , thiên hạ đại thái bình.! ( Linh dụng ngân di cuồng. Kích thích đố kỵ khí. Thiêu chích đại vị trường, Khái phát kỳ vị kỷ , tự án hại yên thị. Tất manh sát nhung tân. tiếm hào tràng cứu vị Duyên cố đàn bạch hẩy. bá quan quan minh tường.tróc tha chân dung dị. Tôn thanh từ vi quân. Tân nhung hữu vô mãn. nhất tiến tam điêu vong , nhật nguyệt hoàn minh lượng. Bách tính đắc hồi sinh. Lê triều tại thịnh trị, thiên hạ đại thái bình.)
Ghi xong ông soát lại ba lần và suy tư ngẫm nghĩ; nếu thực hiện được điệu kế này đến nơi đến chốn , không những tránh được tiếng tai, dị nghị mà còn giải quyết được tận gốc ý đồ đen tối sâu xa cuả Thị Anh và thật sự khôi phục lại triều lê đúng chính thống của nó. Đinh Liệt thấy thích thú quá chừng, ông thắp ba nén hương lên bàn thờ gia tiên và cầm bánh pháo ra đốt mừng giao thừa , đón xuân ất Hợi 1455 tiếp theo là là cả thành Đông Kinh liên tục tiếng pháo cho đến sáng đặng hoà mừng nắng ấm ngày xuân sắp tới.
Nhân mừng xuân đón tết á quân hầu Đinh Liệt tranh thủ mọi thời gian tiếp súc quận quốc công Lê Lăng. Á hầu Lê Nhân Thuận, Nội hầu Lê Nhân Khoái, quan phục hầu Trịnh Văn sái. Điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đức Trung, thiết đột tả quân Đại đội trưởng Nguyễn Yên, Tư mã Lê Niệm, Nhập nội đại hành khiển Lê Vĩnh Tường, Điện tiền ty chi huy Lê Yên, Lê Giải, Thân tuỳ Lê Đàm. Lê Bí, Lê Lôi, Lê Thọ Vực, Lê Lật , Lê Bảo , Lê Quýêt Trung, Lê Khang, Lê Sư Hồi, Lê Nhân Quý, Lê Ngung, …gần trăm nhân vật quan trọng, mục đích là thăm dò khêu gợi mọi người nhìn rõ phải trái. Đúng sai- thiện ác. Chính tà… làm cho họ tự suy nghĩ, xác định được vị trí đúng đắn và tinh thần trách nhiệm của mình đối với non sông xã tắc , khi tiếp xúc chuyện trò ông đã gây được cảm tình tốt với mọi người thậm chí một số người có cảm tình rất sâu sắc với Đinh Liệt.
Vào một ngày của năm Bính Tuất 1456 Nhân Nguyễn Xí thọ 60 tuổi á quân hầu Đinh Liệt gửi bức trướng thêu đến chúc mừng.: “ Ngã ngũ thất xuân, nhĩ lục tuần, tằng kinh bách chiến lưỡng tương thân. Lão đương ích tráng bình chương sự. Thọ tửu thêm bôi chúc tẩy trần “ Ta 57 tuổi bạn lục tuần . Đã từng trăm trận những tương thân ! Già nhưng khoẻ mạnh cầm cân nước . Rượu thọ thêm say , rửa buị trần!”
Để đến mãi đêm khuya, vãn khách, Đinh Liệt mới sang nhà Nguyễn Xí uống rượu. về say á quân hầu lại ngâm bài thơ đề thăm dò lòng Nguỹên Xí : “ Kim thiết vãn thượng đồng ẩm tửu. Ngưỡng vọng những trung võng hắc vân. chỉ hữu kim tinh hàm quang mãn. Như hà chuyển động cữu tràng thiền ? (Đêm nay cùng bạn ngồi uống rượu. Ngửa mặt trông trời kịt mây đen. Chỉ có kim tinh (y chỉ Tư thành) đấy kính sáng, Xoay vần sao nưã cửu trùng thiên?)
Nguyễn Xí lập tức rót đầy 2 chén rượu dùng 2 tay tỏ vẻ kính trọng nâng mời Đinh Liệt , rồi ngâm tán hưởng ứng: “… mây đen che kín trời Nam thật! Chỉ tại trong mây có khói đen. Đồng tâm tiêu diệt nguồn gốc khói. Lập tức bầu trời sáng sao đêm)
Đinh Liệt vô cùng sung sướng và tâm đắc, trịnh trọng nâng cốc đưa cho thiếu bảo Nguyễn Xí và ngâm tiếp: “ Nghĩa hữu can bôi đồng ngà thề. Trung thần bất tuý tử, quyên sinh ! vãn cứu triều Lê chi đại nghiệp. Tâm trung hữu số tất công thành !( Nghĩa hữu cùng ta thề , cạn chén. Trung thần không sợ chết quên mình vãn cứu triều Lê vì đại nghiệp. Trong lòng sẵn kế, tất công thành ).
Hai vị nghĩa hữu tỏ ra tâm đầu ý hợp, cạn chén, lại cạn chén!
Á quân hầu Đinh liệt rút trong tay áo ra diệu kế. Nhất tiến tam điêu “đưa cho Nguyễn Xí xem, kế sách vạch rõ hai bước và giải thích tại sao lại phải làm như vậy ? Làm như vậy sẽ có lợi thế nào ? Đồng thời ông hệ thống lại toàn bộ âm mưu thâm độc và tội trạng do Nguỹen Thị Anh đã gây ra từ ngày y lấy Thái tông cho tới nay để Nguyễn Xí thấy một cách rõ ràng hơn.
Thị Anh đã xúc xiểm với Thái Tông trừng trị việc lộng quyền của tướng Lê Sát , dù đúng một phần, nhưng mục đích chính là truất hạ được Nguyên Phi Lê Ngọc Giao ( con gái Lê Sát) xuống hàng thứ dân , thì y nhoi lên được một bước
Hắn bố trí viết thư nặc danh tố cáo tể tướng Lê Ngân và con gái Lê Nhân là Huệ phi Lê Nhật Lệ thờ cung ma quỉ, làm vua mê hoặc vua . Lê Ngân phải tự chết, Lê Nhật Lệ bị hạ xuống là tu dung. Thị anh đã nhoi lên một bậc nữa .Đồng thời hắn còn xúi vua sớm phong Lê Khắc Xương làm tân bình vương.
Xúi giục Thái tông lấy quyền vua hạ Tư tề ( anh ruột Thái tông) đang giữ chức quân công hầu xuống làm thứ dân, để tránh hậu hoạ.
Thị Anh còn dùng sắc đẹp của mình thúc ép Thái tông nhiều lần hòng làm tình làm tội bà phi Ngô Thị Ngọc Dao ( con Ngô Từ) vợ thứ 6 cuả Thái tông. Đồng thời đưa được Bang Cơ ( con trai của mụ ) lên làm hoàng thái tử.
Sau khi Thái tông chết do di hoạ của thói dâm dục, con mụ lên ngôi vua còn bé, nghiễm nhiên mụ trở thành Hoàng thái hậu , điều khiển việc nước, việc triều , tìm mọi cách đê tiện nhất để diệt dần các vị huân cựu , đại thần không ăn cánh.
Cú đầu tiên là mụ trả thù Nguyễn Trãi và Thị Lộ , cố ghép vào tội giết vua, để tu di tam tộc bà họ.
Bức Thái phi Phạm thị Nghiêu phải tự chết mụ sai chém hai quan Thái giám Đinh Thắng và Đinh Phúc để bịt đầu mối lấy cớ hạ ngục á hầu.
Sát hại tướng Trịnh Khả và con trai ông là Trịnh Quát.
Sát hại Tư khấu Trịnh Khắc Phục và con trai ông là đô uý phò mã Trịnh Bá Nhai. hạ ngục Lê Thụ và con trai ông là Lê Thi.
Gíang chức mọi chức quyền của Nguyễn Xí … nhằm mục đích chính là giản dần chức chức quyền của huân cựu đại thần mà mụ thường gọi là cứng đầu cứng cổ, đồng thời đưa dần người thân và bọn tay chân cùng cánh vào nắm những đị vị chủ chốt như Tạ Thanh, giám ty, Văn Lão, Xương Lê… Nhưng có một điều quan trọng cốt lõi nhất mà tất cả mọi mưu mô giảo quyệt trên chỉ là những hành động cụ thể nhằm phục vụ cho nó, thiếu bảo có biết là gì không Đinh Liệt tạm dừng lại một chốc, xem Nguyễn Xí có đoán được không. Nguỹen Xí hơi lúng túng và khẻ hỏi lại á quân hầu Đinh Liệt tôi nghe tin dồn Bang Cơ không phải là con của Nguyên Long có phải không ? Đinh Liệt vờ sửng sốt hỏi lại : Nghĩa hữu nhận được cái tin quan trọng này ở đâu vậy ? Thiếu bảo Nguyễn Xí đáp; tôi nghe có người bên cơ mật viện xì xào với nhau . Nghĩa hữu nên bảo họ kín đáo mồn ,kín miệng đấy, kẻo lại mang cái hoạ tu di họ như thừa chỉ Nguyễn Trãi tối thiểu cũng chém đầu như Đinh Thắng và Đinh Phúc, khi bọn chó săn của Tuyên từ nghe thấy. Rồi ông tiếp tục giải thích chi Nguyễn Xí rõ Bang Cơ quả không phải con của vua Thái tông. Theo sự ghi chép của quan thái giám Đinh Thắng và Đinh Phúc thì Thị Anh mang thai có 6 tháng để ra Bang Cơ lại mang dòng họ Nguyễn của hắn . Mưu đồ của bố hắn và hắn thâm độc vô cùng tận, chúng định thay đổi triều Lê bằng dòng máu họ Nguỹên theo kiểu kín đáo này. Khi đã giải quyết xong xuôi mọi chuyện hoặc là chúng cứ danh nghĩa triều Lê, còn cái thực chất bên trong là triều nhà Nguyễn hoặc cũng có thể đến một lúc nào đó mọi việc đã xong xuôi vẹn toàn chúng sẽ tuyên bố công khai… Tội mụ thật đáng xử lăng trì.
Nguyễn Xí bừng bừng nổi nóng cướp lời Đinh Liệt.
Đinh Liệt nhã nhặn nói tiếp: Một vài lần mình đã định rút kiếm ra cho hắn một lát, rồi công bố đầy đủ tội trạng của hắn cũng là xong ! Nhưng làm như vậy, dễ mang tiếng là chưa phải là thượng sách. Chi bằng ta dùng cách khích cho tên gian hùng Nghi Dân diệt mẹ con mụ, tên này máu lắm, hắn đã có sẵn lòng thù thị Anh bấy lâu nay, chỉ cần vài giọt dầu cho vào đống lửa âm ỉ này là chaý bùng ngay lên thôi mà. Đó là bước thứ nhất kết thúc. Bước này ta không phải chuẩn bị lực lượng gì cả . Tôi sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Sang bước thứ hai, ta phải chuẩn bị lực lượng thật chu đáo cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả xoáy vào điểm Nghi Dân giết vua … làm cho đại thần huân cựu và bá quan đồng lòng đứng dậy, phải nắm chặc một số tướng, số quân then chốt lực lượng bên ngoài tổ chức phối hợp như thế nào cho tốt, mong nghĩa hữu nên suy nghĩ kỹ, ta sẽ tiếp tục trao đổi sau, Còn trong Hoàng tộc thì Lê Khắc Xương thua hẳn Lê Tư Thành về mọi mặt , điều này ta sẽ nghiên cứu thêm.
Trước khi cáo biệt , Đinh Liệt móc trong túi nách đưa cho Nguyễn Xí một bài thơ: Một mình ta biết với ta thôi! Chớ để Hoàng tông phải ngậm ngùi . Nhất tiến tam điêu cần kín giữ .lòng thành trọn nghĩa nước vua tôi “.
Nguyễn Xí ôm chặt lấy Đinh Liệt cảm động đến mức hai hàng lệ cứ trào ra, . Từ đấy á quân hầu Đinh Liệt và thiếu bảo Nguyễn Xí hoạt động , tiếp xúc với nhiều đại thần, trọng thần, huân cựu, cận thần… khêu gợi thăm dò . Đinh Liệt đã gặp thâu tuỳ Lê Đàm hai lần sư cao Nhuệ một lần và gặp Lạng Sơn vương hai lần.
Tham vọng của Nghi Dân được khêu gợi, ngày đêm hắn lao vào chuẩn bị và xúc tiến âm mưu quỉ kế, nhiều lần cho gọi Phạm Đồn, Phan Ban, Giám ty và nhiều tên tay chân khác đến bàn việc . Đô chỉ huy sứ ty Lê Đắc Ninh cũng được vời đến tự hai lần. Bọn Trần Lộng , Ngô Trang cũng chạy ngược chạy xuôi tất tả, Nhưng công việc còn nhì nhằng mặc cả trong nội bộ chúng với nhau, nên kế hoạch không thể thực hiện vào đêm 29 tháng 9 dược. Sau khi thương lượng ổn thoả với các quan cầm đầu toà hình viện… Nghi Dân hứa khi thành công sẽ thưởng cho bọn này nhiều vàng bạc và đặt vào địa vị xứng đáng trong triều, nên toà hình viện nhận làm nội ứng, thế là tạm ổn.
Đêm mồng 5 tháng 10 năm Kỷ Mão 1459 lợi dụng lúc mưa to gió lớn, Nghi Dân phái bọn Phạm Đồn, Phan Ban , Trần Lăng, Ngô Trang dẫn đầu 150 đồ tể bắc thang qua hai điểm phía cửa đông Hoàng thành, xông thẳng vào cung cầm giết ngay Nhân Tông và Nguyễn Thị Anh, có đô chỉ huy sứ ty Lê Đắc Ninh giúp sức , cấm vệ binh được lệnh không chống cự lại, Vì vậy mà chúng chiếm được các cung điện và toàn bộ hoàng thành một cách nhanh chóng và tôn ngay Nghi Dân lên ngôi vua, lấy hiệu là Thiên Hưng. Bọn tay chân được sắp xếp ban thưởng ngay tại chỗ.
Ngay sáng hôm sau, tức là ngày 6 tháng 10 Đinh Liệt cử gia nhân cầm đến cho Nguyễn Xí bài thơ: Hai điêu đã lộn cổ lăn rồi. Bách tính trìêu thần dạ sục sôi. Chộp lấy thời cơ là thượng sách . Ngắm đaư thần tiễn đúng con mồi.
Nguyễn Xí xem xong bài thơ, mới biết tin, đêm qua Nghi Dân đã giết vua Nhân Tông và Tuyên Từ Hoàng thái hậu . Ông vội vàng chạy sang chỗ kiểm hiệu Lê Lăng, chẳng được lượm được tin gì cả? ông sang ngay nhà Lê Niệm. Lê Niệm càng bỡ ngỡ hơn ông. Ông chạy thẳng đến nhà thái phó Đinh Liệt để hỏi lại cho kỹ , á quân hầu gọi tả thị lang tả tôn chính Đinh Công Nhiếp, con giai cả Đinh Liệt … Đinh Liệt nhắc lại hai lần gặp Nghi Dân trước đây, tôi chỉ khích lửng hắn mấy câu về thủ đoạn của Tuyên từ dây vào chuyện thúc vua Thái tông hạ bệ mẹ con y thôi, thế mà đã làm cho máu của Nghi Dân sục sôi lên ghê gớm như vậy đấy và đúng như lời dự đoán trước đây, máu tham của hẳn bốc lên, thế nào hắn cũng giết luôn cái ông vua mà Tuyên từ định cấy trồng theo kiểu ấy thôi mà. Như vậy là ta đã hoàn thành tốt dẹp, bước thứ nhất cuả kế hoạch hai con điêu đã bị xuyên tên , trừ được hiểm hoạ nguy hiểm sâu xa mà các huân cựu đại thần và ngay cả hoàng gia đã mấy ai thấy rõ. Điều này vẫn phải giữ bí mật hoàn toàn, thậm chí khi bước thứ hai thực hiện thành công rồi, cũng còn phải giữ kín, dù lời nó có đúng sự thật và tốt lành mấy đi nữa cũng phải rơi vào đúng chỗ, đúng thời điểm mới có tác dụng. Nếu bây giờ mà để lộ toàn bộ âm mưu và những hành vi Tuyên từ đã làm nhất là Bang Cơ không phải là dòng máu Thái Tông, thì vô tình ta đã ủng hộ Nghi Dân đại gian hùng làm điều trờ khử Thị Anh và Nhân Tông là có công với triều Lê , để rồi chúng ta lại cúi đầu phụng sự một hoàng đế đại gian đại ác như hắn thì nhất định triều sẽ nát bét, hoàng gia sẽ rỗi loạn , trăm họ sẽ khốn khổ. Tốt nhất là giữ thật kín đáo , bước một tập trung vào việc trọng điểm Nghi Dân giết vua , tiếm ngôi , để vân động đại thần huân cựu và các quan văn võ đồng lòng chống lại Nghi Dân . Việc vận dụng tuy dễ với ta. Nhưng Nghi Dân là một tên đại gian hùng , lại nắm được một lực lựơng nhất định trong tay. Bọn Đồn- Ban – Lăng- Trang Ninh và tên Giám ty … là bọn chó săn rất trung thành và rất liều mạng , vừa được Nghi Dân lấy của kho ra thưởng ngay , cho mỗi đứa 50 lạng vàng và 50 lạng bạc , sau khi hắn đặt đít lên ngài vàng . Việc ta làm phải khẩn trương, nhưng lại phải rất kín dáo , khôn khéo và chặt chẽ , tôi đã gặp Lê Đàm vài lần và Lê Đàm có giới thiệu nhà sư Cao Nhuệ với tôi. Tôi đã động viên Lê Đàm và Cao Nhuệ vận động những môn sinh của Nguyễn Trãi tham gia vào lực lượng nghĩa binh phía Côn Sơn để sau này phối hợp với triều đình , đồng thời dặn thân tuỳ Lê Đàm phải chăm sóc bảo vệ Bình Nguyên Vương Lê Tư Thành cho thật chu đáo . Đồng thời tôi nhấn mạnh rằng: chỉ khi nào dẹp xong được bè đảng Nghi Dân anh quân lên ngôi, thì mới có cơ hội minh oan cho Nguyễn Trãi, để động viên thêm lòng hăng hái của hai nghĩa hữu này.
Thế thì từ nay trở đi các huân cựu chúng ta cũng nên bảo nhau không nên tới dự các buổi chầu, làm cho Nghi Dân bẽ mặt, Nguyễn Xí nói với Đinh Liệt như vậy:
Đinh Liệt vưà trả lời vưà phân tích cho Nguyễn Xí; Những huân cựu nghĩa hữu của chúng ta đều đến cho đủ mặt , làm cho Nghi Dân và bọn tay sai không nghi ngờ, tạo điều kiện tốt cho sự hoạt động của ta. Đồng thời đến chầu để có cái quan sát , nhận xét theo dõi ý đồ của chúng để kịp thời hành động cho chính xác. Nhưng có điều kiện phải thận trọng ăn nói, phải rất nhẫn nhục trong xưng hô , muốn đạt được đại nghiệp có khi còn phải hạ mình xuống một chút để có ngày đè bẹp chúng xuống.
Nguyễn Xí nghe thấy càng sáng tỏ và ông càng khâm phục tính nhạy bén và tầm nhìn xa thấy rộng, lường trước tính sau của Đinh Liệt toàn diện hơn mình, nên càng tỏ lòng khâm phục và kính mến. Thế là tất cả các buổi chầu, nhiều triều quan cáo ốm không đến , nhưng Đinh Liệt , Nguỹên Xí vẫn có mặt đầy đủ , làm cho Nghi Dân và bọn Đồn- Ban – không để ý đến hai ông, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc.
Sau mấy tháng lỗ lực và xúc tiến mọi mặt đã thu được nhiều kết quả khả quan và nắm được ngày tháng Nghi Dân chuẩn bị tổ chức làm lễ đăng quang . Đinh liệt và Nguyễn Xí đều nhất trí với nhau là phải có một cụộc họp những vị chủ chốt để thống nhất hành động cho kịp tời tại trụ sở bí mật, hôm đó tổ chức ba vòng rất chu đáo và có mặt Đinh Liệt, Nguyễn Xí, Lê Niệm, Lê Lăng, Nguyễn Đức Trung . Lê Nhân Thuận, Lê Nhân Khoái, Trịnh Văn Sái, Nguyễn Yên, Lê Vĩnh Trường Yên , Lê Giải, Đinh Công Nhiếp. Lê Đàm ….cộng tất cả 20 vị. Khi đã tề tựu, Thái phó đô đốc á quân hầu Đinh Liệt rút trong túi tay áo ra một tờ giây đã ghi sẵn chương trình cuộc họp , ông đọc to: Hoàng đế Nghi Dân sắp sửa làm lễ đăng quang , lấy hiệu là Thiên Hưng, chúng ta bề tôi trung thực của nhà vau, các vị hãy bàn định nên sắm sưả phẩm vật gì quí giá mà nhà vua ưa thích nhất để dâng lên người trong giờ phút trang nghiêm ấy. Đồng tời chúng ta lựa chọn người thay mặt cho 20 vị hạ thần có mặt trong cuộc họp mặt dâng lễ vật và tấm lòng tôn kính của chúng ta lên người. Đề nghị các vị bắt đầu thảo luận. Rồi ông đặt tờ giấy lên giưã bàn.
Lê Niệm và Đinh Công Nhiếp hiểu ý túm tỉm cười. Lê Nhân Khoái và Trịnh Văn Sái thì hơi ngạc nhiên. Lê Lăng , Nguyễn Đức Trung và một số vị khác thì thì thầm khen, á quân hầu lo trước tính sau thật là chu đáo không còn một kẽ hở.
Nguyễn Xí bước lên điều khiển cuộc thảo luận, mọi người trao đổi rất sối nổi và chu đáo. Cuối cùng đi đến nhất trí rằng : Lê đăng quang vừa xong. Điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đức Trung ra lệnh cho quân bắt Phạm Đồn và Phan Ban tại trận nếu chống cự sẽ khử luôn tại chỗ. Điện tiền hậu quân Lê Nhân Thuận cho quân vào cứu vua bắt hết toàn bộ loạn thần . Đinh Công Nhiếp bịt chặt phủ tôn nhân và tôn nhân lãnh, không cho phái hữu của hoàng gia chi viện Nghi Dân. Lê Nhân Khoái khống chế thật vững trung quân, án binh bất động, khi cần lắm mới dùng. chủ yếu là chặn quân phía bắc kéo về . Trịnh Văn sái cho quân giữ cửa thánh phía đông và phía nam .Lê Đàm và Cao Nhuệ chỉ huy nghĩa quân Côn Sơn chờ sẵn ở cưả bắc và cửa nam thành, khi cần sẽ có lệnh phối hợp. á quân hầu Đinh Liệt quân quốc Lê Lăng, Tư mã Lê Niệm và tôi tuy cơ ứng biến, tuy thế mà hành động cho phù hợp.
Thái phó á quân hầu Đinh Liệt đứng dậy nhấn mạnh, các nghĩa hữu trở về chuẩn bị khẩn trương và chu đáo phần việc của mình. Mong nhớ kỹ câu bí mật là mẹ thành công đấy. Nếu có tình hình gì thay đổi , chúng tôi sẽ mật báo sau.
Cụôc họp bí mật xong, thân tuỳ Lê Đàm về đến giữa đường, bị bọn tay sai của Nghi Dân phục kích bắt cóc giam giữ. Đinh Liệt và Nguyễn Xí nhận được tin đang đêm khuya hai ông đã gặp nhau bàn kế sách cứu Lê Đàm , nhưng bàn tính lại mãi mà chưa tìm ra kế sách nào đáng tin cậy cả, đành về suy nghĩ thêm. Đồng tời Nguyễn Xí báo cho Lê Lăng. Đinh Liệt báo cho Lê Niệm cùng biết để tìm cách đối phó . Sau mấy hôm mò tin tức, thống nhất nhận định và vạch kế hoạch cứu Lê Đàm… Trong khi mạn đàm trao đổi , Đinh Liệt báo tin cho các nghĩa hữu thân tín của mình biết : đã cài được hai Sái phu ( người quét dọn) vốn là thám tử cũ thời bình ngô vào phủ tôn nhân để làm cớ tìm cách điều tra tin tức do tả tôn chính Đinh Công Nhiếp trực tiếp nắm và điều khiển. Tối hôm qua tôi đã trực tiếp gặp bà phi Ngô Thị Ngọc Dao cho biết cụ thể về việc Nghi Dân gặp bà và Bình Nguyên Vương Lê Tư Thành hắn truy túm và đe dọa hai mẹ con bà ghê gớm. Nhưng bà phi và Bình nguyên vương rất vững vàng đã làm cho hắn bẽ mặt. Cái chính là hắn muốn ghép thân tuỳ Lê Đàm vào cái tội dư đảng của Nguyễn Trãi, và tên giám ty vừa được Nghi Dân đặt lên ghế đại quan ngự sử đài đang lăng xăng chaỵ hết nơi này đến nơi khác để moi tìm thu thập tài liệu về Lê Đàm. Nghi Dân đã quyết định đổi ngày đăng quang ( mồng 6 tháng 6 năm canh Thìn 1460 thành ngày công xử Lê Đàm, cái gan anh hùng xảo trá và thâm độc của Nghi Dân còn hơn cả Hoàng Thái hậu (Đinh Liệt chợt nghĩ nói Thị Anh nhưng ông chợt nghĩ chưa đúng lúc ông lái sáng của thiên triều Trung Quốc( Nguyễn Xí biết ý nhìn ông mỉn cười) ở chỗ vin vào cổ này để trị tội bà phi Ngô Thị Ngọc Giao và Bình nguyên vương Lê Tư Thành, hai con người và triều đình trăm họ đã kính phúc và ngưỡng vọng , hòng củng cố một bước chiếc ngai vàng của y. Vấn đề này không những các nghĩa hữu vắng mặt hiểu đến nơi đến chốn. Vậy thì rõ ràng kế sách của chúng ta cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với tình thế mới, Bởi vì chỉ còn mấy ngày nữa không còn có điều kiện để mở cuộc họp hội nghị rộng như lần trước. Hôm nay ta biết rõ ràng rồi mỗi vị có mặt chịu trách nhiệm truyền đạt kỹ laị cho một số nghiã hữu được phân công (Đinh Liệt di cảo)
Sau khi bàn bạc cụ thể phân công sắp xếp lại lực lượng cho hợp với tình thế mới, mọi người toả ra đi truyền đạt tỉ mỉ cho các nghĩa hữu . Đúng gìơ thìn ngày 6 tháng 6 năm canh Thìn 1460 Nghi Dân thiết triều công xử sự kiện Lê Đàm , hôm nay huân cựu đại thần đi đông nhất. Kể từ ngày Nghi Dân tiếm ngôi vua cách đây 8 tháng.
Đại quan ngự sử đài mới , khúm lúm lầm lét nhìn triều quan đông chưa từng thấy, lòng thòng dọc bản quyết án Lê Đàm giả tạo vừa dứt. Theo kế hoạch mới, Thiếu bảo Nguỹên Xí nổ súng đầu tiên chúng thần kháng án Lê Đàm.
Thái phó đô đốc á hầu Đinh Liệt đứng dậy nói liên hồi : án kiện vu vơ, không rõ ràng, nhiều điểm lòng thòng, không có chứng lý, đứng không vững… cho điều ngay Lê Đàm và nhân chứng ra đây để đối chứng mới được.
Kiểm hiệu quân quốc Lê Lăng và Tư mã Lê Niệm cùng đứng phắt dậy: chúng thần tán đồng ý kiến của thái phó á hầu Đinh Liệt.
Gần một trăm huân cựu đại thần nhất tề tán đồng , tán đồng làm huyên náo cả triều . Phạm Đồn ghé vào tai vua thì thào mấy câu. Nghi Dân cầm lấy nghi trượng tuyên bố: Trẫm bác những lời trên.
Á quân hầu nói: thế chúng ta còn ngồi đây làm gì ? Thế là gần trăm đại thần huân cựu nhất tề đứng dậy lục tục sang nghị sự đường. Lính túc vệ, bọn Đồn – Ban và lũ nguỵ đảng nhìn nhau ngơ ngác. Nghi Dân trố mắt ,cứng mồn, thất sắc, bực tức nhảy từ trên ngai vàng xuống mặc chiến bào, sống mồn hét, bao vây thật chặt nghị đường, bịt kín đài sùng vũ , không được để tên nào chạy thoát.
Nguyễn Xí và Đinh Liệt cho nổ pháo lệnh giữa đài sùng vũ. Tiếng quân thiết đột hò reo xunh trận . cửa thành phía Nam và phía đông cũng mở toang, nghĩa quân Côn sơn xông thẳng vào bao vây Hoàng cung và chiếm giữ các vị trí quan trọng.
Nghi Dân và bọn Phạm Đồn Phan Ban, Trần Lăng, Ngô Trang.. đóng chặt cửa toàn bộ hoàng cung lại, tiến hành cố thủ.
Mấy quả hoả mù nổ oàng oàng … ngay giữa hoàng cung, làn khói đen trùm kín cả bệ rồng. Nghi Dân và bọn tay sai tụm túm lại đè lên nhau. Nhanh như chớp, Lê Nhân Khoái, Nguyễn Yên và Lê yên đã tung mấy quả hoả mù té chạy vụt ra mở toang các cửa hoàng cung . Khói vừa tan đã thấy Đinh Liệt tuất kiếm thân uy , thế vững như núi Thái Sơn , sẵn sàng mẫn quyết , Lê Đàm đầu đội kim khôi, tay cầm thiết lĩnh, sát khí đằng đằng. Lê Lăng, Lê Niệm, Lê Nhân Thuận và nhiều tướng lĩnh khác tay đều chắc kiếm lăm lăm, tiếng xang xảng chuông đồng của Nguyễn Xí nói to không ngớt. Chúng mày dù có phép thần thông biến hoá , cũng chỉ là những chiếc là vàng rơi. Trong và ngoài hoàng cung đã bao vây chặt cả rồi.
Đinh Liệt tiến lên một bước, chỉ thần uy vào Nghi Dân và bọn Đồn- ban nói: phải hàng ngay ! hãy cho bọn chúng tận mắt nhìn thấy bài học Lê Đàm vung cây thiết lĩnh sọ Phạm Đồn và Phan Ban vỡ tung. Lưu Nhân Thuận đư kiếm Trần Lăng rơi đầu.
Đại quan ngự sử đài mồn mếu máo , chắp tay vái lia lịa, thật đáng thương mà lại đáng buồn cười, ví hắn nhằm thẳng Lê Đàm để vái. sợ Lê Đàm báo thù hắn, khi hắn mua cá không trả tiền cho chú bé chài gần Dâm Đàm.
Nghi Dân thì mặt trắng bợt không còn giọt máu, lắp bắp thỉnh cầu: xin á quân hầu đại đô đốc tha cho tội chết , tôi đã nghe lời ngài, khử Nguyễn Thị Anh.
Đinh Liệt quát; ta bảo nhà ngươi giết vua Lê Nhân Tông tiếm ngôi không ? Nghi Dân run rẩy nói, bẩm á quân hầu không ạ! Rồi lại chắp tay vái …xin tha tội chết! và rống lên khóc hu hu.
Lê Đàm trơn mắt quát: đồ gian hùng, đồ đề hèn ! nhấc thiết lĩnh.. Đinh Liệt dùng kiêm nhẹ cản lại. Để triều đình luận tội chúng sau!
Tiếng hô chém, chém ! chém của nghĩa quân bên ngoài vang vọng vào hoàng cung làm cho bè Đảng Nghi Dân hồn thăng thiên, phách nhập địa, trông như mấy xác chết.
Tiếng loa đồng vang lên : chuẩn bị kiệu đón vua mới !chuẩn bị kiệu đón tân hoàng đế! Các đại thần huân cựu tập trung ở ngọ môn.
Đến đây có một vấn đề chưa thống nhất giữa Lê Lăng với các vị Đinh Liệt - Nguyễn Xí và Lê Niệm, phải thương lượng phân tích mãi mới thuyết phục được Lê lăng. Là đi đón Bình Nguyên vương Lê Tư Thành chứ không phải đi đón tân Lê Khắc Xương.
Thế là mọi việc tiếp tục giải quyết giao lại cho quân quốc Lê Lăng. Tất cả các đại thần huân cựu đi theo Nguyễn Xí và Đinh Liệt đi đón Lê Tư Thành tức là Lê vua Lê Thánh Tông.
Lê lăng là con giai Lý Triệu, do cha là một dũng tướng thời Bình ngô bị hy sinh nên con được đổi quốc tính lấy họ nhà vua, nên gọi là Lê Lăng. Ông người cao to trông rất dữ tợn, vốn là dòng dõi võ tướng nên dũng cảm và chủ quan hệt như.
Tình cưả cha. Khi được Nguyễn Xí và Đinh Liệt giao cho trách nhiệm tiếp tục giải quyết một số việc còn lại . Lê Lăng đã lạm quyền dùng tàm ban triều điển tức là sai người đem ra một chén thuốc độc, một dải lụa, một thanh kiếm xử Nghi Dân phaỉ chọn một trong ba cái chết . Nghi Dân van xin mãi không được , đành loạng choạng đến cầm lấy giải lụa.
Do công việc bận dồn dập giữa lúc giao thời nào chuẩn bị đón vua, chuẩn bị các nghi thức , chuẩn bị bố trí sắp xếp nhiều công việc lớn cho những ngày tiếp thso… mãi đến khuya Đinh Liệt và Nguyễn Xí mới về tời nhà. Vừa về tới nhà chưa kịp thay quần áo , gia nhân cho ông biết tin là quân quốc Lê Lăng đã bắt Nghi Dân thắt cổ chết. ông nghe tin vội đến nhà Lê Lăng xem sự tình có đúng không, nguy hiểm quá . Đinh Liệt vừa đi vừa nghĩ như vậy.
Quả nhiên khi gặp quân quốc Lê Lăng . Lê Lăng cho là phải làm nhanh tay như vậy, để đỡ rắc rối sau này, Á quân hầu Đinh Liệt đã phân tích cho Lê Lăng nhận thức rõ ràng rằng ; Khi xung trận hoặc đang chi huy chiến trận , ta có quyền chém bất cứ một tên, chứ chém đến trăm tên tướng giặc cũng đều vô tội , có khi lại là công tích. Khi đánh vào hoàng cung bất kể một ai trong chúng ta thậm chí một người lính của quân thiết đột chém đầu Nghi dân đều là vô tội, Nhưng khi Nghi Dân đã hàng , cần phải có sự xét sử nghiêm minh của triều đình . làm cho tội trạng của hắn được phơi bày ra cho bàn dân thiên hạ đều hiểu rõ . Nghĩa hữu dùng tan ban triều điển để xử Nghi dân là lạm quyền đấy. Từ bây giờ về sau nên chú ý tránh tất cả những gì cần phải tánh, không dược chủ quan nóng vội.
Lê Lăng hiểu rõ sự phân tích có tình có lý và lời khuyên chân thành của bậc cha chú đầy thiện chí , ông tỏ lòng khâm phục á quân hầu.
Sau khi thự hiện được diệu kế Nhất tiến tam điêu vẹn toàn và thành công rực rỡ ngày 14 tháng 6 cùng năm . Đinh Liệt đã viết cho Nguyễn Xí bức thư như sau:
Kính lão đắc thọ ! chiến hữu Nguyễn Xí thân mến . đại kế đã thành công, một mũi tên đã xuyên thấu cả ba con ác điểu. đại nghiệp nhà Lê đã được vãn hồi. chớ quên đã được kiến lập , Triều đình văn võ bá quan , tướng sĩ và trăm họ đều vui mừng toại nguyện . Thế nhưng trong những giớ phút này không nên bộ lộ cho vua Thành Tông và hoàng gia biết diệu kế quá sớm, rất có thể làm nguy hại đến tính mạng của chúng ta. Còn phải chú ý theo dõi sự phát triển của tình hình thực tế nhiều mặt ta sẽ nói ra vào lúc điều kiện thời gian và hoàn cảnh có lợi nhất.
Mình đề nghị nên lấy chiến hữu làm người vạch kế chỉ nói phần hai thôi. Mình chỉ là người tong kế đẻ luận công. Như vậy là có lợi nhiều mặt . chúng ta , hoàng tộ triều đình và đất nước . mình còn ít tuổi tiền đồ còn rộng thênh thang, chiến hũu công tâm. Thế là lamg người thuận lẽ trời đừng cưỡng lại.
Sau khi nhận ấn chính Man đại tướng Lê lăng làm phó tướng, tiêu diệt toàn bộ quân giặc ở Bồn Man, mở rộng biên cương phía Tây của đất nước, củng cố vững chắc thêm Lam Kinh, đại thắng trở về kinh sư. Đinh Liệt được vinh thăng lên chức Thái sư phụ chính Lân quốc công vào cuối tháng 12 năm canh Thìn. chế văn như sau:
Trẫm nghĩ: Vận nước nhà biến cố phi thường, hoạ đâu có nhỏ
Kể thần từ lập công mưu kỳ diệu, đền đáp phải to
Đâu phải ơn riêng
Công vốn thế
Xét: Đinh Liệt người nhen lửa ban đầu, Bậc xây nền móng giỏi
Sớm đem tình ruột thịt ra ứng hội long vân
Tiếng sao vừa thổi hùng vĩ, tiếng kèn đã hoạ lại rộn ràng
Từng trăm trận lừng danh ngoài biên ải
Anh em tài giỏi hoà ba, quân thần trọn lòng chung thuỷ
Văn võ kiêm tài làm tướng, đức nhân nổi bật bề tôi
Tiến lui hoà nhịp, cùng sức chung lo
Tròn tiết nghĩa giữa nan nguy hiểm, càng tỏ trung thành
Trải hai triều, vững cô mệnh trước trao, nhiều công phò tá
xứng đáng hơn người là bề tôi trung xã tắc
Tài ba xuất chúng khi giữ trách nhiệm cầm cần
Địa vị công lao càng lớn nghĩa nhân đức độ càng dày
Kệ lục gian thần vo ve không dứt khác nào những tiếng nhặng xanh
Rõ khối đức âm trong trắng chẳng nhơ người vẫn ung dung giầy tỏ
Trời muốn cho nước trị bình, chí những sắc gươm trừ loạn
Nước vừa gặp cơn truân bỉ, hoạ ngay mọc ở trong nhà
Khen thay tài trí mưu lược cao vời, biến thành sức mạnh
Khíến cho lũ gian thần tàn ác, chết bẹp dưới chân
Triều Lê được vãn cứu, Đất nước lại hồi sinh
Đắp nền xây thịnh trị. ở hội dựng thái bình
Vua tốt giữ ngôi lành, Tôi hiền cầm chức trọng
Thật cứng đáng:
Kiều mộc Thái Sơn trọng vọng, Đan thư thiết khoán nguyên huân
Đinh Liệt được vinh quang mở phủ, giữ hàm cao sư thần( Thái sư )
Điều khỉên việc quân quốc là trách nhiệm nặng nề
Vị trí bậc quốc công là tước phẩm long trọng
Như vậy cũng chính là:
Để nêu rõ công lao vĩ dại
Để tỏ ơn đãi ngộ cao dầy
Khen thay! quyết định kế lớn, hoàn thành việc to, quả thực tiễn xưa nay đâu phải dễ. Dốc tài cao, phò trì chúa thượng, nguyện trọn đời sau trước chẳng hề thay.
Hãy nghe lời Trẫm!
Là phúc tốt cho người
Canh Thìn 1460 là năm gia đình Đinh Liệt có nhiều hỷ sự nhất. ông tròn 60 tuổi thọ. Góp phần diệt xong bọn Nghi Dân , đánh tan quân giặc Bồn man và được vinh thắng thái sư phụ chính, bá quan văn võ triều đình, bạn bè cũ mới và nhân dân xa gần khắp nơi gửi trướng , câu đối, chúc từ thơ, đại tự… và phẩm vật đến chúc mừng tới tấp. Thái sư Đinh Liệt và vợ con ông bận tiếp khách nhộp nghịp, Tư thất treo kín câu đối và trướng. Tất cả đều vui mừng ca ngợi đánh giá công lao ví tích của ông , vãn cứu nhà Lê khỏi tai hoạ. Tuy ông chưa hề công bố với người thứ ba về diệu kế , ngoài Nguyễn Xí, thế mà có một số bạn mò được tin đem câu đối , trướng.. đến chúc mừng đã có phần này: Trạng nguyên Nguyễn Nguyên Từ Bảng nhãn Trịnh thất Trường thám khoa chu thiêm uy và hàn lâm viện gửi câu đối chúc mừng.
Một phát gục ba điêu, Hậu nghệ tài cao thua cả trượng
Mấy ngày xoay toàn bộ, Thánh Tông đức sáng rọi muôn lòng
Thiếu bảo á quân hầu Nguyễn Yên gửi câu đối mừng:
Dĩ đôn tiễn đã tam điêu, phụ chính Thái sư bài diệu kế
Dung chất binh công bách địch thiên tài lương tướng lập kỳ công
Thái sư lê Khôi cháu Lê Lợi là một công thần khai quốc của hoàng gia sai sót phải gửi trướng thêu đến chúc mừng, thêu đậm nét bài thơ nôm:
Giật mình mới biết mưu cao thật
Bí mật như tàng quả diệu kỳ
Xoay vần nhật nguyệt về cho nước
Cứu được Lê triều thoát hiểm nguy
Quân quốc Lê Lăng, Tư Mã, Lê Niệm gửi trướng thêu chúc mằng:
Nhóm lữa ban đầu bùng khắp nước
Kiếm thiêng minh thệ sắc ngàn năm
Kiệt tướng đánh Ngô rung đất bắc
Thái sư diệt nguỵ chuyển trời Nam
Chiêm Lào mấy bận bêu đầu rắn
Đại Việt ngàn năm sải cánh bằng
Kinh bang tế thế ai bì kịp
Thịnh trị thái bình rạng rõ văn.
Thái bảo á quân hầu Nguyễn Xí gửi bức trướng thêu đến chúc mừng:
Một người một ngưạ một cây thương
dưới nguyệt ung dung đến lạ thường
Xung trận máu gươm đầy máu gặc
Xuất binh chiêm lão trảo diêm vương
Kế giỏi thực thi yêu quái chết
Mưu cao xuất hiện mãng xà tam
Sáu chục xuân xanh người quắc thước
Tỉ như địch vảng cước huy tường
+ Trạng nguyên cựu càn lâm thừa chỉ Nguyễn Trực gửi câu đối chúc thọ:
Sáu mươi tuổi cột triều trụ nước, hòn sáng trong mưu lược bền xuân
Bốn mầy năm tài võ giỏi văn, lòng sắt đá, trung thành thêm vững bước
+ bảng nhãn Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đỗ chúc mừng
Chí tướng kiên cường đạp bằng hết chông gai, sáu mươi tuổi vững vàng hơn núi Thái
Lòng thanh bạch toả ngời như ngọc bích, cả đời người chói lọi vượt sao khuê.
+ Hoàng giáp đồng cung hạ:
Trong những bậc công thần , vững bước bền nhân dường số một
Tròn sáu tuần thượng thọ, tinh văn nhậy võ quả khôn hai.
Cuộc đời bà Trần Thị Xuân Hương và Đinh Liệt có lẽ hạnh phúc nhất là giai đoạn này ,cái sung sướng nhất không những triều đình văn võ bá quan quý trọng ở đức độ tài năng của Thái sư Đinh Liệt , mà còn các quan triều và trăm họ còn ca ngợi cái phúc hậu khéo dạy con tài dạy cháu , giỏi thu xếp mọi công việc trong nhà , trong cửa trật tự nề nếp đâu vào đấy của bà Xuân Hương. Ngoài ở người con , năm giai, ba gái, song còn có hàng chục cháu nội, ngoại , ba con giai lớn và một con rể đang làm quan tại triều , hai cậu con trai thứ cũng vừa thi đậu hàng đầu về văn, về võ. Bà lại vừa được triều đình ban tặng Tiết hạnh trung trinh nhụ nhân” càng làm nối bật tấm gương hạnh phúc sáng trong thật sự của một gia đình mà ai cũng ngưỡng mộ và thèm muốn.
Thế nhưng tạo hoá vẫn vần xoay, không hề nhường nhịn và nể nang bất cứ một người nào dù là đôn hậu nhất cũng phải đi qua cái cửa quan cuối cùng của cuộc đời, sự chết. Ngày 15 tháng 8 năm Tân Tỵ 1461 bà Trần Thị Hương qua đời, hưởng 60 tuổi, được truy tặng: "Khai đoan dực chính tôn thần"
Đinh Liệt khóc vợ như sau:
Núi Lam, sầu thay sắc: Lâm lương lệ tuôn dài.
Trăng thề dường trầm mặc mái chèo để riêng ai?
Sáu mươi năm lúc đầy lúc cạn, nước trong xanh chảy mãi đến ngàn đời
Năm mấy tuỏi, trăng tuần khuyết tuần tròn gương sáng mát chiếu đi xa muôn néo.
Nhớ mình xưa: Nít nhít dịu hiền, con người hiếu thảo
Nối chí anh hùng bà Trưng, bà Triệu;
Dìm đầu quỷ dữ thắng Nguỵ thắng Ngô;
Bậc hiền thê nề nếp, siêng việc nước , giỏi việc nhà
Đấng từ mẫu đảm đang khéo dạy con, tài dạy cháu;
Sống thuỷ chung đôn hậu, đẹp nắng sơm , thấm mưa xuân
Ở tình nghĩa phúc nhân, ham yến sào, say ong mật
Vầng trăng trời Trương Yên, đoá hoa vượn lạc Việt
Ngọc quí giỏi dũa mài, gươm thiêng tài luyện thép!
Dễ riêng mình ! Lạnh lẽo gường đôi
Cô đơn gói chiếc
Đầy nhà cháu con họ mạc. lệ sầu tầm tã áo khăn
Ních cửa bè bạn xóm làng, thương nhớ bùi ngùi nhớ viếng.
Lễ an táng bắt đầu!
Sông Hồng còn nước đổ
Núi tản đứng gội sầu
Kinh thành im tiếng hát
Nước mắt thế hò reo
Ô hô ! i hi, sinh ly tử biệt
Thuyền nan đi đơn chiếc !
Mái chèo để riêng ta.
Ai tai !


Xem phần tiếp theo (Phần 11)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<o></o>

họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4b TT Ngô Đồng, Giao Thuỷ, <st1><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1> Định<o></o>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 
Top