Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
Mấy năm gần đây, thân tuỳ Lê Đàm luôn bị ốm, Thái sư Đinh Liệt bận nhiều về việc nước và việc trìều, nhưng vẫn tranh thủ thời giờ đến thăm hỏi và động viên Lê Đàm yên tâm điều dưỡng cho bệnh tình chóng khỏi. Lân này ông biên thư cho vợ chồng Anh Vũ cùng ông đến thăm Lê Đàm dưỡng bệnh ở Lệ chi viên. Sau khi thân mật chuyện trò thăm hỏi thấy bệnh của Lê Đàm sắp khỏi. Thái sư tặng Lê Đàm một bài thơ trước lúc chia tay:
Vải ấp ôm trăng, người ấp bóng
Bóng người thuở trước khác hôm nay
Sao khuê sáng lại trên trời biếc
Anh Vũ ngân vang giữa đát dài
Trong lành mật vải , thuyền dần bệnh.
Mát ngọt hương ông tỉnh lại người
Ta đến thăm mình lần thứ sáu
Vui nào bằng lúc bệnh tình lui
Sau đó khoảng năm hôm, Thân tuý Lê Đàm gửi cho Thái sư Đinh Liệt một bài thơ gửi gắm lỗi lòng của mình:
Lệ chi Viên một khối tình
Xưa bao cay nghiệt nay mình bao la
Lệ chi ơi thấu lòng ta
Trăng soi đáy nước , mình ca tình người.
Thái bình an dưỡng thảnh thơi
Sao khuê sáng lại lời vui rộn ràng
Trời trong Anh vũ ca vang
vải căng mật ngọt , nắng tràn núi sông
Ơn sâu- nghĩa nặng tình nồng
Côn sơn đẹp lại , sáng trong Dâm đàm
Nhờ người xua giá băng tan
Bê vầng dương lại ấm ran muôn nhà.
Trong lúc nhân dân Đại Việt đang vui hưởng những năm tháng đại thái bình nhiều con sông nhà Lê được đào đắp, các chợ lớn được mở mang, đình chùa miếu mạo và các nhà mới mọc lên ngày nhiều thêm, thuyền bè buôn bán thật là nhộp nhịp , nhiều năm liên tục được mùa, cảnh học tập thi cử náo nhiệt hội hè được mở khắp nơi.
Tháng 8 năm Canh Dần 1470 vương quốc Trà Toàn Chiêm Thành phái 10 vạn quân gồm thuỷ binh. Bộ binh và chiến tượng sang xâm chiếm Tân bình và Thụân Hoá Chủ tướng Phạm văn Hiển và các tướng lĩnh khác chống cự không nổi , phải đưa tấu biểu về cấp báo triều đình. Ngày 24 tháng 8 vua Lê Thánh Tông vời Thái sư Đinh Liệt , thái bảo Lê Niệm và một số đại thần vào triều bàn định việc chinh phạt Chiêm Thành. Thái sư Đinh Liệt đã hệ thống trình bày cho nhà vua và các đại thần thấy rõ: các năm Giáp Dần , Giáp tí, Ất sửu, Bính Dần quân Chiêm Thành sang xâm chiếm Bình Thuận 5 lần. Đinh Liệt , Lê Khôi, Lê Bồi , Lê thuyết đã nện cho chúng những đòn chí tử . Thế nhưng những bài học đó chúng còn chưa thấm nhuần sâu sắc. lần này lại dám cả gan đem 10 vạn quân chính thức và năm vạn quân hậu bị sang xâm chíêm nước ta, không tiêu diệt chúng đến tận sào huyệt là không ổn. Thần kiến nghị với Thánh Tông , trước hết chọn 100 chiến tượng (lấy ở Thanh Hoá, Nghệ An và Tân Bình) mỗi voi đều đặt một khẩu thần cơ trung pháo, phái đốc tượng binh vào huấn luyện phép chiến đấu . Vì rằng Chiêm Thành thường ỷ thế vào đàn voi hung dữ có tới trên 300 con, ta cùng uy lực của thân cơ trung pháo, khẳng định đánh tan được chúng. Đồng thời ta chỉ cần dùng 100 chiến thuyền , mỗi thuyền bố trí 2 khẩu thần cơ đại pháo, chia làm 5 chiến đội, đi đường biển vào tiêu diệt thuỷ binh của chúng, quân Chiêm Thành chỉ có thuỷ binh và tượng binh đánh đấm rất kém. Do đó chúng ta chỉ cần dùng khoảng 1000 thuyền vận tải chở 8 – 10 vạn quân vào Bình Thuận. Các cánh quân này nên tập kết ở điểm X,Thuận Hoá. Cho phối hợp diễn duyệt. Sau khi nghiên cứu cụ thể địch tình địa hình địa vật sẽ hạch định kế hoạch tác chiến cụ thể. Song lần này ta phải quýêt tâm đánh đến sao huyệt kẻ thù, mới mong giải quyết hoà bình lâu dài ở phía nam.
Nhà vua và các quan đại thần chăm chú nghe Đinh Liệt trình bày Lê Niệm và vài vị đại thần bổ sung thêm mấy ý nhỏ. Thánh Tông hoàng đế chọn Thái sư Đinh Liệt làm Chinh Lỗ đại tướng chủ soái . thái bảo Lê Niệm làm phó soái và cho bắt tay chuẩn bị khẩn trương về mọi mặt.
Ngày 16 tháng 11 năm Canh Dần Đinh Liệt và Lê Niệm đem 10 vạn quân tiến vào theo đường biển vào Nam trước.
Ngaỳ 16 tháng 11 vua Thánh Tông mang 5 vạn trung tin là 15 vạn) tiếp tục tiến theo .Cùng đi với nhà vua có Nguyễn Như Đỗ, Đỗ Nhuận , Nguyễn trung Trực , Tạ Khắc Hài và một số quan chức khác.
Ngày mồng 3 tháng 12 năm Canh Dần vua Thánh Tông đến Thiết Sơn- Nghệ An phân biệt ban thưởng cho án sát sứ Đinh Thơ Thông và Nguyễn Tài.
Ngày 17 cùng tháng thổ quan Châu Ngọc ma, Cầm lệ đến triều bái, dâng phẩm vật địa phương.
Ngày 18 cùng tháng thuỷ binh đến địa phận Thuận Hoá chủân bị mọi mặt.
Ngày mồng 2 tháng giêng năm Tân mão 1471 Thổ tù Thuận Hoá Nguyễn Vũ dâng bản đồ Chiêm Thành, Đinh Liệt và Lê Niệm nghiêm cứu đánh dấu rõ ràng những nơi hiểm yếu. khi đang bàn định kế hoạch tiến công thì thám tử ta bắt sống được tướng gĩư quan ải của Chiêm Thành tên là Tu Đê giải đến . Qua hỏi , bổ sung cụ thể cho kế hoạch tiến công . Đồng thời hai ông đi kiểm tra lại sự luyện tập của tượng binh và thuỷ binh khi sử dụng thần cơ pháo có thành thạo không.
Ngày mồng 5 ttháng 2 thám tử của ta về báo cáo vương quốc Trà Toàn phái đại tướng Thị Nại và sáu đại thần dẫn 6 vạn và 300 thớt voi chiến bí mật tiến đến gần quân ta, chủ tướng Đinh Liệt mật cử tả tướng du kích Lê Huy Cát , Hà Nhan Thiêm và tướng tiên phong là Lê Kỳ đắp hào , đắp luỹ, bố trí thần cơ đại pháo bầy hẳn trận địa phục kích . chặn đường rút lui, tiêu diệt tàn quân.
Ngày mồng 7 tháng 2 ra lệnh tấn công, trước hết Đinh Liệt ra lệnh cho chiến tượng pháo binh bắn liền mấy chục phát thần cơ trung pháo vào đàn voi chiến đi đầu của quân Chiêm Thành , đàn voi chết và bị thương trên một chục con, lại có tiếng hô rất lớn. Đàn voi và quân lính của chúng hoang mang. Đinh Liệt lại ra lệnh tấn công bắn đợt hai, chết thêm vạn bị thương 5- 6 voi nữa thế là đàn voi Chiêm Thành quay đầu chạy về phía sau, xong đạp lên cả quân của chúng. Đinh Liệt và Lê Niệm ra lệnh cho hai cánh bộ binh và cánh tượng binh đồng thời xung trận , tiếng hò reo vang động cả núi rừng . Quân ta đánh rất hăng và dũng mãnh , quân địch chết thành cồn, thành dống, ngổn ngang trên khắp núi đồi , thỉnh thoảng lại nghe mười phát thần cơ pháo tập trung vào nơi quân người voi của quân Chiêm Thành tụm lại . Cứ thế tàn quân Chiêm Thành nhằm hướng Chà Bàn chạy thục mạng. Chúng vừa chạy về đồn Là Kỳ, thì laị bị phục binh của Lê Huy Cát , Trịnh sái.. tiêu diệt thêm mấy ngàn tên và 2 voi chiến, chỉ còn một bộ phận nhỏ địch chaỵ thoát về thành Chà Bàn.
Chủ tướng Đinh Liệt ra lệnh cho đại quân tiếp tục truy kích và bao vây thành Chà Bàn. Khi bổ vây xong Đinh Liệt và Lê Niệm cho tập trung thần cơ pháo hướng nòng vào cửa Đông và cửa nam thành Chà Bàn, chờ vua Thánh Tông đến mới cho tấn công.
Trong trận vừa rồi quân ta diệt trên 3 vạn tên, bắn chết 22 voi chiến bắt sống một vạn tù binh và gần 50 voi, thu rất nhiều binh khí - cờ quạt và lương thực.
Ngày 20 tháng 2 Vua Lê Thánh Tông nhận được tin đại thắng và tin đã bao vây chặt thành Chà Bàn của chủ tướng Đinh Liệt báo tới, nhà vua ra lệnh cho Nguyễn Đức Trung chỉ huy quân Thánh dực nhằm hướng thành chà bàn tiến , thuyền rồng nhà vua đã đến cửa Thái Cần đánh một trận , chém được gần 300 đầu. Ngày 27 tháng 2 đánh Thị Nại, chém 10 đầu. Ngày 28 cùng tháng nhà vua tiến đến Chà Bàn. Chủ tướng Đinh Liệt và phó tướng Lê Niệm trình bầy rõ ràng tình hình địch, cách bố trí bao vây và đề xuất kế sách hạ thành Chà Bàn với nhà vua và các đại thần . Nghe xong vua Lê Thánh Tông quyết định giờ thìn ngày mồng một tháng 3 năm Tân Mão 1471 đánh hạ thành Chà Bàn.
Theo đúng giờ đã định, Đinh Liệt ra lệnh cho thần cơ pháo nhất tề nổ nát hai cưả Đông và cửa Nam. Làm cho vua, chủ tướng Chiêm Thành hoảng hồn hết vía. đại quân ta ào ạt xông vào trong thành, tiếng xung sát reo hò vang động , chỉ có hai điểm chống cự ác liệt , ta diệt 2 vạn , còn tuyệt đại đa số là hàng, ta bắt sống 3 vạn tên và 2 chiến tượng . Đinh Liệt lập tức ban bố lệnh an dân, không được ai phá hoại các vật kiến trúc và thiêu đốt kho tàng nhà cửa, đồng thời chia quân ra canh giữ.
Trong lúc đó quan chỉ huy Ngô Trung dẫn Bô Sản Hâm bácTrà Toàn đến quận Thuận Hoá bắt sống được quốc vương Trà Toàn cũng đưa đền nơi trướng hổ, chúng đều quì mọp cúi đầu.
Vua Thánh Tông hỏi các người thử nhìn xem ta là ai?
Trà Toàn ngửng đầu trả lời trông thấy hình dáng thần mạn phép đoán là Hoàng đế Thánh Tông nước Đại Việt và nói tiếp nghe thấy tiếng súng vang chuyển, tinh thần của tôi cũng như các tướng sĩ đều bay lên trời hết cả, không dám chống cự, có lẽ là uy của Thánh thượng.
Thánh Tông laị hỏi: nhà ngươi có mấy con?
Trà Toàn trả lời: dạ hạ thần có 10 con ạ. vừa nói dứt câu, hắn và Bô san ha ma chắp tay vái lia lịa và cũng thưa rằng, từ nay, chúng thần đời đời kiếp kiếp xin làm kẻ thần tử, mong thánh thượng miễn tội chết.
Thánh Tông gật đầu mỉm cười , cho chúng và vợ con xuống thuyền.
Lúc đó Thánh Tông và các đại thần cùng đi theo, cho rằng việc bình Chiêm đã xong, chuẩn bị lại binh.
Chủ tướng đề nghị với nhà vua rằng: để trừ hậu hoạ và có thái bình bền vững lâu dài, thần thiết nghĩ phải truy kích tên đại tướng Phô Tri Trì còn dẫn một số tàn quân chạy vào Phan Lung. Diệt xong ta chia nước nước này ra làm nhiều vùng nhỏ, phong vương cho chúng hàng năm phải đến thần cống.
Vua Lê Thánh Tong rất hài lòng với mưu sách của Đinh Liệt. lập tức cho hai mũi thuỷ bộ cùng tiến quân, ông và nhà vua xuống thuyền tiến theo đường thuỷ phó tướng Lê Niệm tiến theo đường bộ.
Sau khi vây chặt thành Phan Lung thuỷ binh ta bắn thử 8 phát thần cơ đại pháo , dùng loa kêu gọi . Phô trì Trì đã kéo cờ ra hàng.
Ngày 8 tháng 3 vua Lê Thánh Tông Thái sư Đinh Liệt Thái bảo Lê Niệm và các quan đại thần cùng đi theo chia nước Chiêm Thành ra làm ba khu vực. Vua Thánh Tông phong Nam bàn vương, Hoa Anh vương và Phô trì trì vương , mỗi người cai quản một vùng , hàng năm phải cử sứ thần sang trìều cống.
Ngày 11 tháng 3 phong Đỗ Tử Quy làm Đông tri châu chấu Đại Chiêm, phong Lý Ỷ Đà làm Tri Châu Luỹ Châu, đều được phuép dùng binh lệnh tiền trảm, hậu tấu.
Khi làm lễ khao quân mừng chiến thắng rất long trọng, mở đầu cho khai mạc Đinh Liệt cho bắn 6 phát thần cơ và kết thúc buổi lễ lại cho bắn pháo kết thúc, các quan đại thần thắc mắc và ngay cả nhà vua cũng chưa hiểu rõ ý ông. Thái sư niềm nở trả lời: Thưa Thánh thượng ngày xuất binh bình Chiêm là ngày 6 tháng 11 năm Canh Dần 1470 ngày 6 tháng 3 năm Tân Mão 1471 kết thúc chiến tranh đánh thắng lợi tại Phan Lung… Vua Lê Thánh Tông hiểu ý nói: nhà ngươi chu đáo quá , những phát đại pháo thật có ý nghĩa, trẫm và nhiều đại thần thua trí nhớ của nhà ngươi.
Ngày 15 tháng 3 vua Lê Thánh Tông tự viết chiếu chỉ cả phá Chiêm Thành đại thắng gửi trước về Đông Kinh đại cáo thiên hạ.
Sau khi an bài xong xuôi mọi việc Long thuyền bắt đầu quay mũi, nhà vua cho vời Thái sư sang long thuyền giao soái thuyến lại cho thái bảo Lê Niệm và các quan đại thần cùng đi. Trong khi chiến thắng trở về trên suốt chặng đường sông biển dài hàng ngàn dặm đều rất thuận buồm xuối gió thái sư Đinh Liệt và vua Lê Thánh Tông bàn bạc ý nghĩa việc chiến thắng Chiêm Thành việc lần này khác xa tất cả mọi chiến thắng mà các triều trước đã giành được, bởi vì nó đã cắt nhỏ lực lượng Chiêm Thành ra làm ba vương quốc, tai hoạ phương Nam sẽ đỡ đi nhiều; Bàn đến công việc phòng thủ toàn nước, thái sư nêu : nên thực hiện thật tốt kế sách “Động vi binh, tĩnh vi dân” Nên tổ chức hệ thống hương binh từ thôn xã, huỵện, châu, phủ cho thật chặt chẽ. Tổ chức này không những giữ được trật tự an ninh cho làng cho xã , nắm tình hình và phát hiện kẻ gian, mà khi có loạn hoặc có xâm lược họ là người đầu tiên diệt hoặc cản bước kẻ thù đồng thời cũng là nguồn bổ sung đáng tin cậy cho đội quân thường trực . Nhà vua nên giảm đội quân thường trực xuống, chỉ cần 8 đến 10 vạn là đủ. nhưng phải tinh mạnh – có tính cơ động cao, tướng lĩnh lầu thạo và giỏi toàn diện. Chú trọng xây dựng thần cơ pháo binh thật mạnh trang bị trên chiến thuyền mình voi và một số phòng tuyến cố định. Xây dựng thiết kỵ binh thật mạnh làm lòng cột cơ động của toàn đội quân. Đội quân này phải trung thành, dũng cảm võ nghệ cao cường, thục luyện tinh thông, trang bị đầy đủ , đồng thời bổ sung thêm đàn voi chiến của ta mạnh gấp đôi hiện nay. Việc bố trí quốc phòng của ta hiện nay, khá kín đáo, tính cơ động cao , tính tập trung mạnh , tinh tung thâm vững. Nếu được tăng cường thêm như ý của thần đề xuất thì sẽ thành bàn thạch, kim thang vậy. Thế nhưng do địa trí địa lý éo le của đất nước, công với các bài học lịch sử của ông cha, nạn đe doạ thường xuyên vẫn nằm ở phương bắc . do đó việc bang giao phải khôn khéo, tài giỏi và thật nhậy bén. Tăng cường thêm màng lười thám tử ở biên cương phía Bắc thậm chí có nhà thám tử về làm dân buôn bán đi sâu vào đất nước họ, dò xét nắm tình hình, Chủ độngg được bao giờ cũng hơn thụ đọng, Vua tôi còn bàn bạc hết chuyện nông trang, đến việc mở rộng bang giao, mở rộng việc buôn bán trao đổi hàng hoá với nước ngoài, tổ chức các đoàn thương thuyền lớn …
Nhà vua hỏi Thái sư Đinh Liệt muốn trở thành anh quân phải như thế nào?
Đinh Liệt ung dung trả lời; quang đức tắc nhược, quang lực tắc đoản. Đức lực kết hợp sự nghiệp bình thường, vua là người nắm cán cân chân lý, trước hết phải chính cái tâm mình, quyết làm một anh quân không bao giờ nghe theo lời gièm pha nịnh hót, ngang trái, phải có đức chí công vô tư, phải có tài văn võ, khéo lắng nghe và thâu tóm tinh hoa tinh tuý ở triều thần và trăm họ . Thế thì phải thường xuyên lấy việc tu thân làm trọng, tề gia, chớ khinh. Lòng chăm lo trăm họ, mắt thấu triều đình. Nhạy thông sắc bén, quốc sự dân tình. Chính tà ,thiện ác, rành rọt phân minh. Bang giao khôn khéo thịnh trị thái bình, vua với bề tôi và thần dân của mình gần nhau như cha con vậy, thì ắt trở thành anh quân. Thánh thượng đã và đang trở thành anh quân đấy thôi.
Thánh Tông mỉn cười, gật đầu, lại hỏi: Trẫm nhiều vợ con như vậy Thái sư có nhìn nhận như thế nào?
Đinh Liệt mỉn cười tâu rằng: muôn vật luôn thay đổi, mặt trời mặt trăng luôn chuyển động không ngừng, con người cũng không dừng ở một nơi, ai biết thuận theo quy luật thì tồn tại và phát triển, ai ngược lại quy luật thì thất bại, việc nhiều vợ đông con, niềm vui và mối lo thường hay đi theo. Trước hết phải giáo dưỡng cho nghiêm, nắm thật chắc gia pháp, rèn luyện về đức cho tốt, dạy về tài cho giỏi, giữ sức khoẻ cho điều độ. Ba điều cơ bản ấy, lại đều năm trong phép tu thân. Nếu các con của thánh thượng đều biết tu thân cho thật tốt thì thần tin chắc rằng niềm vui sẽ chiến thắng mối lo, thịnh trị thái bình sẽ bền vững. Như thế cũng là "cư yên tư nguy vật"
Nhà vua rất hài lòng và thân mật nói với Đinh Liệt rằng ; nhiều lần ta định gặp nhà ngươi để hàn huyên tâm sự , tìm hiểu kỹ càng về mọi công việc từ thời Thái tổ trở lại đây, nhưng thấy nhà ngươi quá bận rộn về việc nước, việc triều nước lại thôi. Nhân bình Chiêm đại thắng trên đường về mà đã bàn việc nước, việc triều rồi, bây giờ nhà ngươi không nên lấy danh nghĩa vua tôi. Mà nên lấy bổn phận là người thân trong nhà thành thật trình bày đúng sai - phải trái chính tà- ưu khuyết của Thái tổ - Nhân Tông- Tuyên Từ - Nghi Dân và công việc nội bộ của Hoàng thích đã trải qua mấy chục năm bão táp- hoà bình rồi lại bão táp- hoà bình. Ta là người hậu sinh có nhiều sự việc chưa hề biết hoặc biết một cách lơ mơ , thậm chí có người cho ta là biết quá chắp vá và méo mó. Qua nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, qua nhiều ngày mò mẫn trong sách vở và tài liệu cơ mật viện, nhưng đều không tìm ra được giải đáp thoả đáng cho mình. Cuối cùng ta cho rằng chỉ có nhà ngươi là người duy nhất từ thuở nhen lửa ban đầu, trải qua 55 năm gian khổ hy sinh , ông qua tất cả mấy triều đã qua, nhiều lúc nắm công việc quan trọng, văn võ khá toàn tài , nghĩa nhân khá sâu đậm, lòng trung thành đối với đại nghiệp nhà Lê thì như thành luỹ thép.. có thể giải đáp được những điều mà bấy lâu nay ta còn băn khoăn áy náy, nếu nhà ngươi thật sự lấy danh nghĩa là ngưới thân thích trong nhà, đừng nên e dè một chút nào cả thì mới được.
Đinh Liệt niềm nở đứng dậy thưa với Thánh Tông rằng: cách suy nghĩ giữa vua tôi sao mà khéo trùng hợp nhau như vậy ! Hạ thần tuổi đã cao rồi, khi được Thánh Tông vời riêng sang thuyền rồng thần cũng có ý nghĩ lần này phải tranh thủ thời cơ chín muồi tâu lại tất cả những việc mắt thấy tai nghe , thậm chí thần phải làm kín đáo, ngoài Nguyễn Xí ra, chưa người thứ ba nào biết cả, cũng tâu bày tất cả với Thánh thượng , ông đem quyển Bút Nhật ký ra, trình bày thứ tự từng thời gian rất rành mạnh và đầy hẫn dẫn cho Thánh Tông nghe nhà vua tập trung tinh thần cố nghe cho thấu cả những chi tiết nhỏ. Khi kể đến thiên tài dùng người của Thái Tổ trong thuở hàn vi, khuôn mặt của Thánh thượng rạng rỡ, mắt sáng hẳn lên. Nghe tới đoạn chiến tranh kéo dài hàng chục năm trường , ngủ núi nằm rừng , vật chất thiếu thốn, làm cho bệnh tình của Thái tổ ngày càng nặng, mất thăng bằng, nên có lúc giải quyết vịêc nhà nước không được sáng suốt như trước, sức mặt của nhà vua đổi ra sầu buồn. Nghe tới đoạn từ khi vua Lê Thái Tông lấy Nguyễn Thị Anh bà ta xúc xiểm, xúi bẩy vua làm vua bao chuyện sai trái, để y nhoi lên . Khi con mụ được làm vua, mụ đã giết hại bao nhiêu công thần huân cựu đại thần, đồng thời đã đưa hàng chục người thân vào nắm quyền bính nhiều khâu then chốt. Ông đã hệ thống lại toàn bộ cho nhà vua nghe. Cuối cùng Đinh Liệt nói thẳng với Thánh Tông . Nhân Tông không phải là dòng máu của Thái Tông . theo sự ghi chép của quan thái giám Đinh Phúc và Đinh Thắng thì Bang Cơ là khi đẻ mới mang thai 6 tháng tuổi . Đây là mưu kế vô cùng nham hiểm của bố Nguyễn Thị Anh hòng thay đổi triều Lê bằng dòng máu họ Nguyễn ( Lê Thánh Tông nghe đến đây hai tay nắm chặt lại như muốn đập nát mọi thứ đồ đạc bầy ở trước mặt ) Một vài lần, thần đã định tuốt gươm chém Thị Anh, rồi công bố toàn bộ mưu toan và tội trạng của mụ cho triều đình và bàn dân thiên hạ rõ. Cách làm như vậy tuy dược đại đa số huân cựu đại thần và triều quan tán đồng. Nhưng chưa phải là thượng sách, dễ bị mang tiếng giết mẹ vua và giết vua . Cuối cùng thần đã phải dùng diệu kế Nhất tiễn tam điêu vừa vãn được đại nghiệp nhà Lê, đập tan được âm mưu nham hiểm của bè đảng Thị Anh lại tránh được tai tiếng giết mẹ vua. thần và Nguỹen Xí đã thề với nhau là giữ bí mật cho thật trọn vẹn.
Thánh Tông ôm chặt lấy Thái sư Đinh Liệt khóc thành tiếng và kêu lên rằng: Gươm lập quốc thiêng liêng của Thái Tổ. Ngọc tẩy trần rạng rỡ của Thần Tông- Cứu tinh vĩ đại của triêù Lê Mưu thần kỳ tài về văn võ kinh cổ…
Phó soái Lê Niệm và các quan đại thần đi theo nghe thấy tỉếng vua khóc, sửng sốt nhảy sang thuyền rồng, tận mắt được chứng kiến một bức hoạ bi hùng kiều diễm khi vua Lê Thánh Tông đang ôm chặt lấy Đinh Liệt lệ rơi lã chã vì nỗi hân hoan xúc động tột cùng.
Nhà vua nhẹ người ngồi xuống rồi nói: Cả kho ngọc cũng khôn mua Thái sư Đinh Liệt tranh thủ dịp hiếm đề nghị : trước dây đã có lần thần đề nghị lên Thái Tổ việc cải cách gíao dục và cải cách văn tự nhưng điều kiện hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ chưa cho phép, vì tiếp theo đó là bao nhiêu chuyên rắc rối đã liên tiếp xảy ra . Ngaỳ nay bốn phương bình ổn, đất nước đã đi vào phồn vinh, thịnh trị. Đề nghị Thánh thượng nên tiến hành cải cách giáo dục và cải cách văn tự.
Thánh Tông vặn vẹo, tại sao nhà ngươi cứ nêu đi nêu lại mãi vấn đề này. Thái sư Đinh Liệt trả lời nhà vua rằng: đây là một vấn đề trọng đại có ảnh hưởng lớn đến mọi tiến bộ kế tiếp của một quốc gia . Nếu cải cách được chu đáo, không những chóng nâng cao dân trí- đức trí và dân sinh mà còn nâng cao nền văn hiến độc lập của nước Đại Việt . Hoàn cảnh và đất nước hiện nay đã chín muồi, có thể thực hiện tốt kế họach đó, nếu như kẻ hạ thần có được điểm tựa vững chắc, thần có thể chuyển dời núi Tản viên về Bến Nhĩ Hà để Thánh thượng và trăm họ du sơn ngoạn cảnh.
Thánh Tông nhìn sâu về phía xa thẳm, ngó bộ lơ dãng hầu như còn quyến luyến nặng nền Tông Nho.
Thái sư Đinh Liệt thấu hiểu lòng vua , đứng dậy chuyển vế một cách nhạy bén. Kính tâu thánh thượng: Long thuyền đã về đến Thiên Trường vua Lê Thánh Tông và quốc sư Lân quốc công Đinh Liệt tiến lên đầu thuyền, ngực căng đầy tự hào nhìn khái quát bầu trời thanh bình , nhưng cánh đồng lúa rộng mênh sải cánh bên hai bờ sông , gió đông nam buổi sáng mùa hạ thổi về mát mẻ sảng khoái làm cho thảm lúa vàng như giải lụa gợn sóng uốn sóng rồng niềm nở mến chào vua Thánh Tông và Thái sư Đinh Liệt , ông quay sang nói với nhà vua : Năm nay lại được mùa lớn. vua tôi cùng rộ lên cười tâm đắc.
Đúng giờ Thìn ngày mồng 6 tháng 4 năm Tân Mão 1471 thuyền rồng của Thanh Tông hoàng đế chinh phạt Chiêm Thành đại thắng về tới Nhĩ hà. Thái sư Đinh Liệt cho bắn 18 phát thần cơ đại pháo để báo cho thiên hạ biết tin mừng. Thuyên của Hoàng hậu và Hoàng tử cũng cập bến. mọi người nhất tề trở về Hoàng cung . Triều đình văn, võ bá quan và hàng vạn nhân dân sắp hàng đứng chỉnh tề đồng tung hô: Thánh Tông Hoàng đế vạn tuế ! Hoàn hậu sống lâu.
Khi về tới hoàng cung một lát Hoàng Thái Tử mang đến tặng Đinh Liệt một bài thơ: đầu đề "Hải Yến"
Năm làn tung cánh xé tầng không
Đất chuyển trời lay, bỉển thét gầm
Sấm chớp xanh lè dông tố nổi
Mây mưa mù mịt sóng trào dâng
Kình ngạc thét gầm run sẩy vẩy
Ưng điêu múa núi sự chùn long
Gió đừng mưa tạnh , trời hửng sáng
Thoi én vàng tơ mãi diễm hùng!​
Đinh Liệt xem xong, hiểu ý ngay vần điệu, ý tứ bài thơ là của Lê Thánh Tông không phải của Hoàng thái tử và nhà vua muốn thái sư Đinh Liệt nhân bài thơ này giáo dục lại con mình, ông suy nghĩ như vậy, vừa về đến nhà Đinh Liệt lấy bút ra viết bài thơ gửi ngày cho Hoàng Thái Tử như sau:
Cha một vầng dương soi đất nước.
Con như viên ngọc quí trong nhà
Ngọc phải dũa mài luôn mới sáng
Đó là chân lý ngát trời hoa!​
Ngày mồng 6 tháng 5 long trọng tổ chức quốc lễ chúc mừng đại thắng. Vua Lê Thánh tông biểu dương công huân chiến tích của chinh Lỗ đại tướng quân phụ chính Thái sư Đinh Liệt chinh lễ phó tướng Thái bảo Lê Niệm các đại thần tướng lĩnh tòng chinh và các binh sĩ có công trước triều đinh văn võ bá quan và thần dân. Đồng thời ban tặng Tứ đại kỳ công, kim ấn, sách vàng và tấn phong Thai sư Đinh Liệt lên Thượng trụ Quốc Thái sư Kiêm thái tử, thái sư Lân quốc công. sắc phong:
Trẫm nghĩ:
Trời sinh ra vua giỏi, phải nhờ ở hiền.
Vua trọng tài công to thưởng cho người xứng đáng
Khôn bế vầng dương từ nơi đáy bể, đặt lên bầu trời xanh thẳm bao la:
Khó cứu nhà Lê hoạ tự trong nhà quét sạch lũ gian manh hôi nhơ nhớp.
Đâu phải ơn riêng hợp lòng cả nước
Chọn được ngày tốt ban tặng sách vàng
Xét: Bình Ngô khai quốc Thôi trung tán trị Dương vũ tinh nan, Tuyên lực minh
Nghĩa hiệp mưu đồng đức- Kiết tiết kỳ tài. Sinh hoả bảo chính cong thần
Đặc tiến khai phủ, Nhập nội Kỉem hiệu, Nhập nội Tư không Bình chương
Quân quốc trọng sự- Phụ chính Thái s’ Lân quốc công Đinh Liệt
Vị khai quốc văn võ song toàn, Bậc đại thần tài ba lỗi lạc
Trung dũng hơn người .Nghĩa nhân bách chúng
Cả vung cây bút trêu ngươi cửa Khổng lý lẽ đủ đày:
Dàm đọc chữ nôm, át giọng san trình , âm thanh co vút
Phò Thái tổ bình yên giặc nước, nổi tiếng sơn hà
Diệt nguỵ yên vãn cứu triều Lê , vang lừng thiên hạ
Kiện cần nảy mực giỏi việc nước đảm việc triều, thịnh trị thái bình
Vung kiếm ra mưa khiến rợ chiêm, buộc rợ lão, kinh hoàng tán đởm
Ung dung sáng suốt chân lý chắc cầm
Nhạy bén phải phi thường nghĩa nhân vững chãi
Phương Bắc nể kiêng người tài giỏi
Phương Nam thần phục đấng anh hùng
Hán Nguyên huân phải thua một bậc
Gươm lập quốc thiêng của Thái Tổ
Ngọc tẩy trầm rạng rỡ của Thánh Tông
Công ngươi lớn lắm
Theo lệ xưa, nên cắt đất phong vương mới xứng
Song triều nay, chỉ Thái sư , thượng trụ tột cùng
Trẫm tặng ban cho ngươi “Tứ đại kỳ công “để cân xứng ý trời phép nước.
Nhất đại kỳ công bình xâm lược
Nhị đại kỳ công kiến triều
Tam đại kỳ công tiên sinh hảo
Tứ đại kỳ công Nguỵ yêu
Đặc sai Lại Bộ Thựơng thư Nguyễn Như Đỗ cầm phù tiết, mang ấm vàng sách vàng tấn phong cho ngươi.
“ Hùng tài dũng lược , anh minh quyết đoán , trung hưng trác vĩ. Vĩ tích nguyên huân Từ đại kỳ công Bảo Kiến công thần, Thượng Trụ quốc Thái sư kiêm thái tử, thái sư lân quốc công.
Ngươi nên ghi nhớ rằng: đây là hàm tước cao nhất từ thời Thái Tổ dựng nước tới nay. Chưa ai được phong tặng. Ngươi là người số một vinh dự nhận phần thưởng cao quí nhất náy.
Ngươi hãy kính trọng giứ lấy vinh quang trọn vẹn với vua với nước và truyền mãi cho con cháu muôn đời.
Hãy nghe lời trẫm
Đừng phụ lòng trời.
Sau khi nhà vua và triều thần ban tặng phần thưởng cao quí nhất cho Đinh Liệt, bá quan văn võ triều đình các quan chức đã nghỉ hạn bè cũ mới, dân chúng nhiều vùng mang câu đối , trướng, đại tự chúc mừng, thơ, và tặng phẩm đến chúc mừng trướng thêu:
Thái Bảo Lê Niệm chúc mừng
Bảy hai tuổi , sức đôi mươi
Chí vững thép gang , mắt sấng ngời
Không Minh bày trận thua thực tế
Hàn ín ra quân, kém biệt tài
Chà bàn sụp đổ trong giây lát
Nhất kê song mưu đỉnh tuyệt vời
Nguyên Như Đỗ, Đỗ Nhuận, Thân Nhân Trung gửi trướng thêu chúc mừng:
Rồng lân kỳ trận rắp bày
Chiến Thuyền chiến tượng đồng thời hợp phong
Voi thuyền đặt súng thần công
Chà bàn nghiênh đổ Phan Lung sợ hàng.
Chiêm Thành, vương quốc Trà Toàn
Tay câm cờ trắng hai hàng lệ sa
Cõi nam một dải sơn hà
Thái hoà mở cửa âu ca nước triều
Rồng – lân cờ trống đón reo ! Mặt trời
Trong sáng, chuông kêu diệu kỳ
Triều đình long hổ thiêm uy
Tả tương Lê Huy Cát – Hà Nhân Thiêm, tiên phong tướng Lê Thế- Trịnh Sái Đồng tri châu Chây đại Chiêm Đỗ Tử Quy và tri châu Luỹ Châu Lê Ỷ Đà đồng gửi thư chúc mừng và kèm theo vật phẩm địa phương, bài thơ như sau:
Đàn voi ông ra trận
Cờ vàng phấp phới bay
Voi được quàng áo giáp
Thần cơ cất nòng oai
Một voi mười lính chiến
Đao kiếm mác dáo dài
Theo voi như lốc cuốn.
Phối hợp đến kỳ tài
Mười voi lên nã pháo
Mừơi voi khác lên thay
Voi Chiêm Thành đông thế
Voi ta hai loạt cười
Ba trăm voi tháo chạy
Khói bụi bốc mù trời
Thành Chà bàn nghiêng đổ
Trà Toàn xin hàng ngay
Voi nước càng dũng mãnh
Cưỡi sóng vượt biển khơi
Tiếng gầm như sóng dữ
Chiến thuyền Chiêm tơi bời
Nghe voi gầm vài bận
Địch chạy vã hơi tai
Từ Quảng Nam Quảng Ngãi
Đến Phan Long mười ngày
Voi bộ tràn lốc gió
Voi nước lướt rồng bay
Nhịp nhàng voi thuỷ bộ
Phối hợp đại kỳ tài
Diệu kế ông hoạch định
Thực thi đẹp tuyệt vời
Ông cùng vua ra trận
Đại tướng chỉ huy voi
Mở đầu lương Quảng liền trống giục
Đến đất Phan Lung tiéng trống hồi
Hai trăm hai mươi bảy vị khai quốc
Dồn cả tinh hoa lại một người
Hàn lâm đại hóc sĩ Vũ Vĩnh Ninh chúc mừng
“ Cột bốn triều lõi thép sơ son
Cân chân lý chẳng bao giờ lệch cán
Kiếm năm bận diệt thù cứu nước
Đấng anh hùng chưa một phút dừng tay
Trạng nguyên hàn lâm viện Lương Thế Vinh , hàn lâm viện ngự sử đài Quách Đinh Bảo chúc mừng:
“ Thái sư tột đỉnh nâng quả phúc
Dạ sắt gan vàng hiến nước non
Vung gươm diệt giặc rung trời Bắc
Cầm cuốc chống trời chuỷên đất Nam
Một phát tam điêu nhào cổ lộn
Bốn triều một dạ vững lòng son
Bảy chục hai xuân say dựng nước
Võ văn trí dũng những vuông tròn
Trạng nguyên cựu hàn lâm thừa chỉ Nguỹên Trực cũng gửi câu đối đến chúc mừng
Mừng Đinh Tộc ba đời liền tướng giỏi , đánh Nguyên- Minh lừng lẫy khắp xa châu
Chúc Thái sư bảy chục vượt mưu cao , quét Chiêm, Nguỵ ,anh hùng ngời bốn cõi.
Một đêm vua Lê Thành Tông và Thái sư Đinh Liệt ngồi thuyền du ngoạn Tây hồ. Đinh Liệt tặng nhà vua bài thơ” Tây hồ dạ ngoạn”
Gương ngọc Tây hồ ấp hằng nga
Tiếng chuông Trấn Vũ vọng thiên hà
Thuyền Rồng dang cánh vờn trăng nước
Rộn rã muôn phương nhạc thái hoà
Tây hồ phẳng lặng cảnh trăng thanh
Ngưỡng vọng cao thiêm hiến tấc thành
Cá nhiều đại náo thuyền dễ tiếng
Tay lái vững cầm, chớ nhẹ khinh
Nhà vua cười đẩy thi vị , thuận mồn đọc:
“ Thái Liệt mưu bồi giả
Thái thịnh mưu đoạt chi ?
Tây hồ - chân lý giám
Nguyệt thuỷ vạn niên tri” ( Thái sư Đinh Liệt là người mưu cầu bồi đắp cho đại nghiệp . Thái sư Lê văn Thịnh là kẻ mưu cướp ngôi vua. Tây hồ là tấm gương chân lý. Trăng và nước ghi mãi muôn đời.)
Đinh Liệt tâu với nhà vua : Thần đề nghị với Thánh Tông nay mai cho thần được phép đi tuần du khắp 13 đạo, để mắt được nhìn thấy thực trạng đùng đắn, tai được nghe rõ lời nói chân thành của chúng dân, đặng ccó những bổ sung thoả đáng và uốn nắn kịp thời cho việc nước, việc triều . Đây là nguyện vọng cuối cùng của hạ thần, mong Thánh Thượng phê chuẩn.
Vua Lê Thánh Tông lòng hơi băn khoăn nói; Kể ra việc làm ấy rất cần thiết làm triều đình nắm được mọi thực hư. Thế nhưng Trẫm hơi băn khoăn là tuổi nhà ngươi đã cao, đi khắp 13 dạo với thời gian phải dài, nhát là đến những vùng biên cương xa xôi, núi đèo hiểm trở.
Đinh Liệt khẩn khoản kính thưa thánh thượng trước khi đặt vấn đề này thần cũng đã có những suy nghĩ cân nhắc về mọi mặt , trong đó có phần sức khoẻ. Nhưng đây là vấn đề rất trọng đại trước khi đề xuất cụ thể với thánh thượng và triều đình, lại phải hiểu thật thấu đáo tình hình thực tế của toàn đất nước không thể chỉ hiểu thực tế của một số vùng chung quanh Đông Kinh mà thôi ,còn những khó khăn về tuổi tác và sức khoẻ , thần tìm cách khắc phục.
Nhà vua nở nụ cười thông cảm sâu sắc và đồng ý.

Xem phần tiếp theo (Phần 13)

Mục lục: cuốn Đinh Tộc Ngọc Phả

  1. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 1)
  2. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 2)
  3. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 3)
  4. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 4)
  5. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 5)
  6. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 6)
  7. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 7)
  8. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 8)
  9. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 9)
  10. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 10)
  11. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 11)
  12. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 12)
  13. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 13)
  14. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 14)
  15. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 15)
  16. Đinh Tộc Ngọc Phả (Phần 16)
Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH

họ Đinh Đông An - Nam Định
 
Top