Thân thế sự nghiệp Đinh Lễ

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
THÂN THẾ SỰ NGHIỆP THÁI SƯ BÂN QUỐC CÔNG ĐINH LỄ

Đinh Lễ là anh cả của Đinh Bồ, Đinh Liệt thuở còn nhỏ bé được bố gọi yêu là Đại Lan . ông sinh ở thôn Mỹ Lâm sách thuý Cối phủ Thanh Hoá một gia đình thế phiệt, Tiên Tổ hai đời liền chống Nguyên Mông và giặc ngoại xâm , lập công lớn thời Trần, ông nội là Đinh Thế Biểu tức Đinh Hồng Đức được phong Thái uý, dự ban phò mã, chân hầu trương tặng Mục huệ Đại Vương, hưởng thái ấp ở Mỹ Lâm, Bố là Đinh Tôn Nhân được phong thuý uý Bình chương sự , bỉnh tài hầu, nhìn thấy cảnh nhà Trần đã đến lúc suy vong khó cứu vãn. Hồ Quý Ly lấn át triều đình gây nhiều rối loạn Nhà Minh nhòm ngó chờ cơ hội. Ông xim nghỉ quan về Mỹ Lâm chuẩn bị mọi điều kiện cho sau này.
Đại Lan là người khôi ngô tráng kiện, khang thái thông minh, dũng cảm kiên cường bất khuất, song rẩt đôn hậu với mọi người.
Buổi thiếu thời ông học tập văn hoá mong thành nhân tài ra làm quan phò vua giúp nước. Nhưng do cục thế đường thời có nhiều thay dổi , nhà Trần sụp đổ ,họ Hồ không đựơc lòng dân, sơn hà xã tắc lâm , Nhà Minh viện cớ sang xâm lựơc nước ta, Giặc Ngô tàn ác đã tàn sát dã man hàng triệu người, nhất là các cuộc khởi nghĩa đã bị chúng dìm trong bể máu. Cảnh vợ goá con côi ăn mày ăn xin nheo nhóc và cảnh khổ đói rách chạy giặc diến ra khắp nơi, càng thúc giục lòng ông chuyển mạnh sang con đường cứu non sông đất nước.
Ông đã cùng hai em ra sức học văn, luyện võ, nghiên cứu lịch sử, địa lý và binh thư, binh pháp hy vọng kế tục sự nghiệp dở dang của phụ thân.
Qua nhiều năm học tập và rèn luyện, hồn văn trong sáng võ nghệ lầu thông binh thư binh pháp vững vàng, lòng yêu nước chống ngoại xâm ngày được củng cố, nhất là môn cưỡi ngựa bắn cung đạt tời mức bách phát bách trúng. Ông đã giành giải nhất quán quân sáu phát liền trúng hồng tâm, về phi ngựa , bắn cung ở Hoa Lư , khi tiêu chuẩn chỉ cần 3 phát. Trong phần thưởng có một cây cung nặng hai chục cân khắc chữ Bách trúng” sau này quen gọi là cung “Bách trúng” nhiều lần gắn với chiến công của ông.
Từ ngày ba anh em hội thảo đàm luận với cậu là Lê Lợi , tấm lòng yêu nước chống ngoại xâm càng thôi thúc ông nhiều hơn, nhất là sau này Đinh Liệt em trai ông đến Lam Sơn hội nghĩa, ông đã bàn bạc với Đinh Bồ đem lương thực trâu bò , lợn dê… chia cho dân chúng nghèo ở Mỹ Lâm , một phần giữ lại , một phần cho gia đình, phần lớn hiến vào kho tàng Lam Sơn, kể cả số đất dai, số ngựa, số trai tráng gia nô sẵn có. Đồng thời ngày 19 tháng 5 năm Ất Mùi ông cùng Đinh Bồ đến Lam Sơn tụ nghĩa với Lê Lợi, Lê Lai, Đinh Liệt , Nguyễn Thận, Lê Ngân, Lê Hữu, Trinh Khả, Ba ông đã sát nhập lực lượng Mỹ - Thuý vào Lam Sơn.
Khi hội kiến các nghĩa hữu ba ông đã nêu lên với mọi người cách tính toán định liệu của các ông. Tất cả đều vui vẻ vui mừng phấn khởi.
Sau gần một năm nỗ lực, bên Mỹ Lâm cùng xây dựng được một đồn điền khai hoang tích trữ được lương thực cung cấp cho nghĩa quân đồng thời đã lựa chọn được một số trai tráng đợc huấn luyện và sau này trở thành nghĩa quân Lam Sơn.
Từ ngày ấy trở đi, Đinh Lễ ra sức huấn luyện một số bộ phận nghĩa quân và hết lòng chuẩn bị các mặt cho ngaỳ minh thệ, Do đó Lê Lợi bổ sung ông vào hội Hội mưu lược và phân công Đinh Liệt và Lâm Văn Linh chung sức viết bài thề từ.
Đúng giờ Thìn ngày 10 tháng 2 năm Bính Thân, hội thề kết nghĩa được tiến hành dưới gốc cây đa cổ thụ Lũng Nhai. Đinh Lễ lấy tên là Đinh Lan dự hội.
Sau hội thề một ngày , ông đảm nhận vịêc xây dựng lực lượng nghĩa quân huấn luyện cung tên, trừng kiếm và việc sử dụng chiến mã.
Do tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, tác phong tỉ mỉ và gọn gàng ngăn nắp nên chỉ trong vòng một thời gian ngắn ông huấn luyện đội kỵ binh của nghĩa quân trở thành lực lượng chiến đấu khá, sau này trở thành các đội thiết đột kỵ binh nổi tiếng mà ta thường gọi tắt là đội thiết kỵ.
Trong quá trinh chủân bị cho cuộc khởi nghĩa, chú tướng Lê Lợi cứ ông đến hai huyện Vĩnh Linh và Đông Sơn tuyên truyền vận động tráng niên. Hào kiệt, hiền tài về Lam Sơn tụ nghĩa. Do tuyên truyền thuyết phục vận động giỏi , nên trước sau có trên ba chục người trở về Lam Sơn.
Ngày 2 tháng giêng Mậu Tuất Lê lợi làm lễ xưng vương, lấy hiệu là Bình Định Vương. Hôm đó Đinh Lễ được xếp thứ ba bên hàng quan văn. Sau này Lê Lợi điều ông sang làm quan võ.
Ngày 16 tháng 4 cùng năm , bọn nguỵ quan Nguyễn Ái và Đỗ Phú dẫn dường cho giặc Ngô tấn công vào quê hương Lê Lợi , bắt nhiều vợ con và người nhà các tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn trong đó có vợ con Lê Lợi. . Tàn nhẫn hơn, chúng đào cả mồ mả phụ thân BĐV mang hài cốt đi theo để lung lạc và dụ hàng.
Đinh Lễ đã phối hợp với tướng lĩnh khác đánh giải vây, tiêu điệt mấy trăm tên địch, chặn đường quân Ngô- Nguỵ lại, tạo điều kiện cho BĐV Lê Lợi và nghĩa quân ta rút về Chí Linh, nơi Đinh Liệt và Lê Lai đã chọn sẵn cách đây mấy năm tiến hành thủ hiểm lần thừ nhất.
Ngày 20 tháng 9 cùng năm Đinh Lễ và một số tướng lĩnh khác vâng lệnh BĐV đem quân bày trận phục kích ở mường Mạt. Để cho quân địch tiến sâu vào giữa trận địa ta. Đinh Lễ mời hạ lệnh chiến đấu , Nghĩa quân bắn tên độc như mưa rào, đá và gỗ trên núi lăn xuống. Đinh Liệt, Đinh Bồ , Lê Thạch , Lê sát… cũng phối hợp rất đẹp mắt, dũng mãnh xông ra tả xung hữu đột như thần, diệt vô số địch. Quân địch rối loạn tháo chạy quan ta thừa thắng truy kích chúng đến Mườmg nanh , diệt thêm 5 trăm tên nữa. Bức chúng phải co về Nga Lạc.
Ngày 1 tháng 4 năm Kỷ Hợi, Đinh Lễ , Đinh Bồ , Lê Ngân và Nguyễn Xí tiến công đồn Nga Lạc. bắt sống tướng Nguyễn Sao, tiêu diệt hơn 300 giặc, bắt hơn trăm tù binh thu dược khá nhiều lương thảo , quần áo và binh khí.
Thủ hiểm Linh Sơn lần thứ hai, tướng Đinh Lễ phối hợp chặt chẽ với các cánh quân khác, ba lần đánh thọc sườn chặt đứt cánh quân Ngô do tướng Mã Kỳ đích thân chỉ huy ra làm nhiều đoạn, tiêu diệt mấy ngàn tên địch chặn đường tiến quân của địch lại , tạo điều kiện thuận lợi cho bình Định Vương Lê Lợi và nghĩa quân ta tiến vào Linh Sơn.
Ngày 12 tháng chạp năm Tân Sửu phối hợp với các tướng lĩnh khác , Đinh Lễ dẫn một cánh quân quan trọng chủ động tiến công địa điểm tập kết cuả quân Mãn sát , là đơn vị do ông chỉ huy chiến đấu rất dũng cảm ngoan cường đánh cho địch tơi bời khói lửa , liền một lúc tiêu diệt mười mấy lán trại, lửa khói bốc cháy rực trời. Song khi gặp phải đàn voi hung hãn dữ tợn của Lào , một số đơn vị rối loạn, nhất là sau khi tướng Nguyễn Thạch hy sinh oanh liệt , không ít người bị dao động . Tướng Đinh Lễ đã kịp thời ra lệnh khẩn cấp tập trung cung tên bắn vào mắt voi, dùng câu liêm móc quản tượng xuống đất.
Mệnh lệnh vừa ban ra, tinh thần chiến đấu của đơn vị lên rất cao chỉ sau một lúc đã đánh tan đàn voi chiến.
Riêng hai cánh quân do Đinh Lễ và Đinh Liệt chỉ huy đã diệt được trên 3 ngàn tên. bắt sống tám voi chiến, thu hàng ngàn cây mác Lào Nghe tin Mát sát Lào đại bại quả nhiên hai cảnh quân của Ngô - Nguỵ đều im hơi lặng tiếng ngầm rút về Tây Đô cố thủ.
Những ngày tháng Mã Kỳ, Trương Chính bao vây trùng điệp vùng Chí Linh lần thứ ba lương hực hơn trơn, rau rừng bòn đi hái lại , ngựa voi giết thịt dần , đói rét dịch bệnh hoàn hành làm cho một số tướng lĩnh Nghĩa quân dao động. Tướng Đinh Lễ , và Nguyễn Xí hai lần tình nguyện đột vây, lấy được một số lương thực giải quyết ăn dè dặt được mấy tuần trong lúc đại khó khăn, nhưng hai ông bị thượng nằm đấy, khiến cho khó khăn càng chống chất mãi thêm, bà Chiêu Từ phu nhân, người đã có nhiều đóng góp vào việc lo ăn lo mặc cho Bình Định Vương và nghĩa quân cũng vừa bị qua đời càng làm xao xuyến thêm.
Nhờ có kế sách bám dân tài tình của em là Đinh Liệt , nghĩa quân đang từ đất tử chuyển sang đất sinh . Đinh Lễ rất cảm phục em mình có đầu óc nhìn rộng thấy xa có nhiều triển vọng.
Qua một năm củng cố và phát triển trong hoà hoãn, Nghĩa quân Lam Sơn đã tăng nhiều về số lượng và sức chiến đấu . Vâng lệnh Bình Định Vương ngày 20 tháng 9 năm Giáp Thìn tướng Đinh Lễ và một số tướng lĩnh khác chỉ huy ba cánh quân tiến công đồn Đa căng tiêu diệt hơn ngàn tên địch . thu được khá nhiều lương thực , quần áo và binh khí, mở rộng căn cứ về phía nam . Đáng tiếc là trong trận này Đinh Lễ đã bắn một phảt trúng tên Nguỵ quan là Tham chính Lươnmg Như Hốt nhưng không phải tên tẩm độc, nên hắn thúc ngựa chạy thoát.
Khi hội tướng bàn dịnh chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An theo đề nghị của tướng Nguyễn Thích, Đinh Lễ là một trong những người đấu tranh ủng hộ ý kiến của Nguyễn Thích, phản bác mạnh mẽ ý kiến ở lại Lam Sơn – Thanh Hoá và ý kiến chuyển hướng ra phía Ninh Hoá- Tam Giang. Ông đã phân tích tất cả những khuyêt nhược điểm và những điều có thể vấp phải ở hai hướng trên, đồng thời ông phân tích nêu lên những thuận lợi và ưu điểm về cả thiên thời, địa lợi , nhân hoà của cả vùng Nghệ An , sau thất bại của Trần Quý Khoáng và Trần Ngỗi, cuối cùng Bình Định Vương Lê Lợi đã quyết định chuyển vào Nghệ An.
Trên đường chuyển quân vào hoạt động ở Nghệ An , tướng Đinh Lễ đã phối hợp với các tứng lĩnh khác đánh trận Bồ Lạp nổi tỉếng . ông đã chỉ huy cánh quân cung tiến và đội thiết kỵ đánh rất dũng cảm góp phần vào chiến thắng rực rỡ của nghĩa quân Đồng thời ông đã bố trí trận phục kích khả lưu và Bồ ải chém tướng giặc Hoàng thành tiêu diệt hàng ngàn giặc , bắt sống tương Chu Kiệt và mấy trăm tù binh , Tràn trí thất kinh ôm đầu chạy về thành Nghệ An cố thủ.
Do những chiến công rực rỡ ấy Đinh Lễ được phong chức Tư không.
Bọn giặc Ngô đem quân bao vây động Tiên Hoa, định tiêu diệt đầu não của nghĩa quân Lam Sơn . Bị quân của ta đánh cho liểng xiẻng, thảm hại rút quân về qua Ngàn Phố , tướng Tư không Đinh Lễ lại bồi thêm cho chúng một cú nát sườn. Đầu tiên ông cho quân bắn tên như mưa vào hàng ngũ địch . Khi chúng bị hỗn loạn , ông ra lệnh cho thiét kỵ và bộ binh xông ra cắt thành từng đoạn đer tiêu diệt chúng, quân địch hoảng lạon tơi bời, cắm đầu chạy, không nghe lệnh chỉ huy, chỉ chưa đến một khắc , nghĩa quân đã điệt hàng ngàn quân địch , xác đầy đất đầy đường, máu đỏ lòm bờ sông bờ suối. Ta còn bắt hàng ngàn tù binh và thu được nhiều trang bị , vũ khí.
Sau khi hội đồng mưu lược tối cao họp. vâng lệnh BĐV tháng 5 năm ất tỵ tướng tư không Đinh Lễ đem quân ra giải phóng vùng rộng lớn Nghệ An giáp Thanh Hoá để tổ chức và củng cố chính quyền, ngăn chặn viện binh và nguồn tiếp tế cho Thành Nghệ An Diễn Châu là một vị trí vô cùng quan trọng đối với Nghệ An , khi giải phóng đến Quy lai ông cho quân tạm đồn trú tại vùng này, cử nhiều đợt thám tử xuống điều tra vùg Diễn Châu ông nắm chắc được tình hình vạch ra kế hoạch giải phóng Châu Diễn. Sau khi giải phóng cả một ầung đất rọng lớn và đông dân cư như vậy chỉ còn mình thành Diễn Châu nằm trong tay giặc. Hàng ngàn tráng niên ra nhập nghĩa quân của tướng Tư không , trong đó có Nguyễn Bá Lai người làng Quỳnh giai và Cao Nhân Tới người làng Đào , sau này trở thành tướng giỏi, được phong tước thuần quận công và cao quốc Công.
Được tin thám tử của ta báo về, bọn địch đưa 3 trăm thuyền từ Đông Quan vào chi viện chi Diễn Châu , tướng Tư không Đinh Lễ bố trí ngay hai trận địa chiến đấu sẵn sàng chờ địch
Đúng như kế hoạch đã định , ta diệt được gần 2 trăm thuyền bắt sống được một số tù binh, thế ròi quân ta đóng giả địch vận chuyển thuyền lương về thành Diễn Châu , quân địch vội mở cửa thành ngoài , nhân dịp quân ta xông vào diệt bọn lính gác, thiết kỵ và bộ binh ta đã bố trí sẵn ở gần đấy ồ ật xông vào doanh trại địch tiêu diệt ngay một bộ phận và kêu gọi hàng . Tướng Ngô là Tiết tụ ra lệnh đóng chặt cửa thành trong lại cố thủ.
Trận này ta chém được tướng giặc Tưởng Thành , diệt hơn vài tẳm, bắt sống hơn 5 tẳm tù binh, thu gần 2 trăm thuyền , 5 nghìn hộc lương và nhiều quân trang binh khí.
Nhân dân qaunh vùng thành Diễn Châu được tin mừng , hàng ngàn người kéo đến nơi đóng quân của ta chúc mừng rẩt nồng nhiệt , một số bà con dắt trâu , bò, dê kênh lợn gạo, gánh gà vịt gan ngỗng cá, và xách hoa quả , các sản vật địa phương đến hiến tặng nghĩa quân để biểu lộ tấm lòng thành của mình. Tình nghĩa cá nước quân dân không sao kể hết. Thanh niên tráng đinh nô nức tự nguyện xin gia nhập nghĩa quân của Tư không Đinh Lễ ngày một đông
Trong lúc quân dân đang chung vui với nhau, thám tử của ta về cấp báo. Đô ty Trương Hùng chỉ huy đoàn thuyền đi sau hơn một trăm chiếc, sau khi nghe tin hai đoàn thuyền tiến trước bị thảm bại . hắn ra lệnh quay đầu thoát chạy . Tư không cử một bộ phận ở lại để an dân và củng cố cxhính quyền, đồng thời ra lệnh cho quân ta xuống thuyền truy đuổi mãi về thành Tây Đô Thanh Hoá thì cũng gặp hai cánh quân hai ngàn do Bình Địh Vương cử Lý triện , Lê Sát, Lưu Nhân chú tiêu diệt địch. Ba bên đã hợp đồng chiến đấu rất dũng cảm và ăn khớp , giải phóng ngoại vi Tây Đô , tiêu diệt hơn 500 tên , bắt sống 1100 tên tù binh, phần đông là Nguỵ quân . Đồng thời tiến hành an dân , tổ chức chính quyền thôn, xã Tư không Đinh Lễ cho đem gần chục vò rượu quý thu được của giặc về dâng BĐV.
Sau khi HĐML họp tháng 9 năm Bính Ngọ , vâng lệnh BĐV tướng Tư Không Đinh Lễ và phó tướng Nguyễn Xí dẫn hơn hai ngàn quân và một số thớt voi chiến tiến ra Đông Quan nhằm khuyếch trương thanh thế, uy hiếp dịch. mở thông đường cho bước tiếp theo. Tiến đến đâu Nghĩa quân đều tuyên truyền giải thicchs chính sách khoan hồng của ta cho dân chúng , vạch trần bộ mặt dã man tàn ác . lừa bịp của giặc Ngô , nên đông bà con tìm mọi cách đòi chồng con đã trót tham gia Nguỵ quân, Nguỵ quyền trr về làm ăn lương thiện đều được khoan hồng. Đồng thời tiến hành tổ chức chính quyền mới. Nhân dân các vùng vô cùng phấn khởi mọt số người dắt trâu bò, dê kênh lợn gạo gà các ra dâng Nghĩa quân trai tráng nô nức tình nguyện tòng quân. Nhiều cụ già còn nói rõ tình hình hoạt động của địch và tình nguyện dẫn đươngd cxho Nghĩa quân ta đé ntừ vùng này sang vúng khác. Hạ tuần tháng 10 cùng năm cánh quân của Tư không Đinh Lễ đã tiến tới vúng Thành đàm .
Giờ Dần ngày 7 tháng 11 năm Bính Ngọ, hơn 9 vạn quân Ngô do Vương Thông Mã Kỳ , Phương Chính và gần trăm tướng lĩnh võ quan khác chỉ huy rầm rộ tiến binh, trong bụng chúng tấp tểnh mừng thầm với cách đánh một mẻ vó cất sạch , lần này, sẽ tiêu diệt sạch sành sanh hai cánh quân của Lê Lợi, giành thắng lợi lớn, tiếng thơm sẽ vang mãi về triều đình, chúng ta nhất định được trọng thưởng .
Thế nhưng trời rét lai mưa phùn , tớc mặt lại có mấy cái lông may thì đầu óc chủ quan của chúng làm sao mà tính ra được.
Tư Không Đinh Lễ đã lợi dụng ưu thế về ruộng nước lầy bùn, các gò cồn. lùm cây bụi lau , đống rạ , đụn rạ khóm tre khóm trúc , lau sạy , bờ sôngm ở Tốt Động, bố trí thnhf trận đồ bát quái kỳ tài. Trời vẫn mưa rét, quân Ngô - Nguỵ cắm đầu cắm cổ tiến sâu vào vào Tốt Động để dàn trận tiến đánh lên Cao Bộ tóm cổ đầu não của hai cánh quân, Nhưng khi chúng vừa tiến sâu vào trận địa của ta. Tư Không Đinh Lễ hạ lệnh chiến đấu. Voi xông vào giữa toán kỵ bịnh cắt chúng ra làm đôi, kỵ binh và bộ binh địch thấy chiến tượng chạy dạt ra 2 phía ruộng nước nhốn nháo sa lầy vô khối. Quân ta từ các gò cồn và những nơi đã bố trí sẵn bắn tên tẩm thuóc độc ra nhơ mưa bão, quân giặc đã bị hỗn loạn lại càng bị hỗn loạn lên gấp trăm lần, người ngựa bị sa lầy khắp chốn , voi ta càn đến đâu ngựa giặc bị sa lầy đến đấy, thiết đột , bộ binh ta dùng alo phóng thương mác đâm kiếm chém áp đảo hoàn toàn quân địch , diệt và làm bị thương hàng vạn tên. Tư không Đinh Lễ ngòi trên lưng nghựa chỉ huy chiến trận. ông rút cung Bách trúng bắn một phát vào cuông hông tên tướng Ngô - Trần Hiệp , y ngã lôn cổ xuống nước, bị quân ta đâm chết ngay tại chỗ. Cái đuối của giặc và đàm tàn quân hoảng hốt quay đầu chạy về phía Đông quan. Tư không Đinh Lễ kịp thời hạ lệnh truy kích. Ông và Nguyễn Xí giao ngựa lại chỗ thiết kỵ, cung lên lưng voi truy kích địch.
Quân giặc trông thấy voi chiến , ngựa chiến và hàng ngàn quân dũng mãnh truy kích sắp kịp , chúng càng tranh nhau chạy thục mạng như kiểu đàn vịt bị dồn , chẳng ai nghe ai cả. Vừa chạy tới Chúc Động thì nghe thấy mệnh lệnh của chiến đấu của Lý triện và Phạm văn Xão được ban bố . Cánh nghĩa quân này từ các sườn núi lùm cây . bụi tre, bụi trúc , bụi lau… hò hét xông ra . Kỵ binh và vuoi chiến cũng xuất trận . Phía trước phía sau bên phải bên trái sát khí đằng đằng chém đâm đấnh chặt vô cùng dũng mãnh.. Cá tướng trên lưng voi , lưng ngựa cũng tả xunh hữu đột rất tài, các thiết kỵ ta tha hồ trổ tài thi sức , làm cho quân tướng giặc vốn đã rối loạn càng thêm rối loạn.
Tư không Đinh Lễ ngồi trên mình voi quan sát toàn trận địa chiến đấu để có những mệnh lệnh kịp thời, ông phát hiện Vương Thông , ông liền tiên bắn một phát trung hông , mấy tên vệ tướng ôm lấy hắn và phóng ngựa thục mạng chạy về hướng Đông quan , không giám ngoái cổ lại nữa . khi chạy về tới Ninh Kiều , cầu đã bị phá, chúng đành chạy xuống phía hạ lưu cướp thuyền vượt sông về Đông quan.
Trận chúc Động quân ta tiêu diệt gân vạn địch, bắt hàng vạn tù binh, Tư Không Đinh Lễ thiếu uý Lý triện và thiếu bảo Phạm Văn Xão đồng hạ lệnh truy kích tàn quân địch.
Khi tàn quân địch chạy về tới Ninh Kiều, cầu đã bị phá , quân ta truy kích phía sau chún ùm đống lại như đàn kiến vống, kỵ binh thiết đột binh và bộ binh ta lại có dịp lập công lớn , người người thả sức vung dao, kiếm , thương mác đam chém chặt đánh thả sức. máu giặc nhậy đường ,xác giặc kín đất, Bọn giặc cùng đường nhảy xuống sông định thoát thân , cung tiến binh của ta bắn xuống như mưa, đội phong lao ới tấp phóng xuyên vào chiến mã của giặc , nhiều nghĩa binh nhặt gíao mác của giặc phòn vào người ngựa của chúng.
Cuộc chiến đấu ở đây kéo dài hơn một khắc , xác địch từng đống từng cồn chồng chất trên bờ sông, trên đường và hai bên đường. nước sông Ninh dổi sang màu đỏ , xác địch nằm tắc nghẽn cả dòng sông.
Trong trận đại phục kích liên hoàn này , quân ta đã tiêu diệt hơn 5 vạn , trong đó có ba tướng giặc là Trần Hiệp, Lý Đằng và Lý Lượng bi tử trận, bắt sống hơn một vạn tên, trong đó có 12 vvõ quan , 300 chiến mã và rất nhiều binh khí chặt nát chiếc võ thần, một mẻ vét sạch của Vương Thông , làm cho chính hắn Mà Kỳ, Phương Chính và bại tướng tàn binh phải toé ra hai dường chạy toàn loạn về Đông Quan Vậy là khỏi phải bàn đến bước thứ hai và bước thớ ba của cái hoạch mà quan Tổng binh Vương Tjhông vạch ra , như kiểu hiệu bình chương sự đã vạch ra và tiên đoán tài tình trong kỳ họp HĐMLTC thượng tuần tháng 10 năm Giáp Ngọ tại Loĩi Giang Thanh Hoá . sau chiến thắng vang dội ở Tốt Động. Chúc Động, Ninh Kiều..
Thừa thắng tiên lên ! tướng Tư Không Đinh Lễ ra lẹnh bao vây Đông Quan, và ngay đêm hôm ấy ông cho báo ngay tin đại thắng Tổt – CVhúc, Ninh về đại bản doanh của BĐV đã dọn ra Lỗi Giang Thanh hoá.
Nhận được tin đại thắng lên cao BĐV Lê Lợi tấn phong Bình chương sự cho Tư Không Đinh Lễ , đồng thời ra lệnh cho Bình chương sự Đinh Lễ chuẩn bị gấp đẻ tién đánh ra Đông Quan .
Ngày 16 tháng 11 năm Bính Ngọ (1426 ) Đinh lễ gặp em ruột là Đinh liệt nơi đại bản danh ở bờ Nam sông Lũng Giang anh em vô cùng vui mừng khôn xiết hàn huyên việc nhà việc nước . Tư Không Bình chương sự Đinh Lễ khen ngời kiểm hiệu Bình hcương sự về việc tổ chức giỏi màng lưới giao thông liên lạc baod đảm tin tức thường xuyên nhanh chóng kịp thgờiv giữa đại bản doanh và các mặt trận nhận xét khá chính xác về kế hoạch ba bước cảu Tên tổng binh Vương Thông chỉ đạo kịp thời việc phối hợp lực lựng giữa hai cánh quân Tây và Nam Đông Quan , nên tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho chiến thắng to lớn ở Tốt Động iu, chúc Động và Ninh Kiều Đinh Liệt thì hết lời ca ngợi anh về việc bầy trận liên hoàn đại phục kích ở Tốt Động , chúc Động Ninh Kiều rất tài giỏi chỉ huy rất không khéo và chặt chẽ nên đã chặt nát chiếc võ thần của Vương Thông, làm cho ket thù từ phía chủ động , huyênh hoang sang thế bị động cố thủ . Kịp thời bao vây Đông Quan . Cuói úng Đinh Liệt chúc mừng chiến thắng bằng bài thơ :
Một trận chặt tan chiếc vó thần
Vương Thông què cẳng nát xương lưng
Kế mưu ba bước thành tro bụi
Danh tướng hàng đầu rạng sử quan.
Vâng lệnh BĐV ngày 23 tháng 11 năm Bính Ngọ phối ghợp với hướng chủ công của Kiểm định vương sự Đinh Liệt , tướng Tư không Bình chương sự Đnh Lễ trực tiếp chỉ huy hơn 1 vạn quânvà mấy voi chiến tiến công mãnh liệt vào mặt Tây ngoại vi Đông Quan san bằng mấy chục cứ điểm của giặc giải thoát hàng ngàn vạn ngươig bị địch kìm kẹp giam giữ , giải phóng toàn bộ mặt Tây ngoại vi, siết chặt vòng vây, bức giặc Ngô co vào thành Đông Quan cố thủ, chờ viện binh.
Trong lúc đó tương Tư Không kịp thời tiến hành tổ chức chính quyền thôn, xã và tổ chức lực lượng dân binh đẻ giữ trật tự an ninh cho dân chúng.
Mùa xuân năm Đinh Mùi ( 1427) căn cứ sự sắp xếp chiến lược của BĐV Nghĩa quân ta bao vây chặt thjành Đông quan. Tư Không bình chương sự Đinh Lễ cùng với thuỷ uý Lê Sát, thiếu uý Nguyễn thích, thiếu bảo Nguyễn Lý và Nguyễn Lỗi chỉ huy hơn một vạn quân bao vây khống chế mặt phía nam với nhiệm vụ chính là không để chjo bất cứ một đồn thnàh nào qua lại liện hệ hoặc chi viện cho Đông Quan.
Ngày 8 tháng 2 cùng năm đẻ vãn cứu tinh thần đang bị sa sút của quân lính, Vương Thông ra uy chém đầu mấy tên lính Ngô, đồng thời cjhọn mọt vạn quân mà hắn cho là tinh nhuệ . đích thân chỉ huy tập kích doanh trại của lê Nguyến hòng cứu vớt tình thế tan rã, giành lấy lấy thắng lợi nỏi tiếng giữa đất phù liệt.
Trong tinh thần khẩn cấp ấy BĐV điều Tư Không Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy 5 trăm quân thiết đột và chiến tượng đén cứu vãn cxho Lê Nguyễn , Tượng binh ta vừa xuất hiện, kỵ binh và bộ binh địch trông thấy đã bắt đầu lộn xộn nhốn nháo. Quan thiết dột của ta xông vào đánh rất hăng dũng cảm và tài giỏi, tiêu diệt được một bộ phận quân Ngô - Nguỵ nhất là chiến tượng ta cản đuổi kỵ binh địch và bộ binh địch . Vườn Thông và tàn binh địch ôm đầu chạy thục mạng về Đông Quan. Đinh Lễ và Nguyễn Xí cho voi truy đuổi rượt theo về đến My Động, không may voi bị sa lầy , quân ta tiến theo voi chỉ có vài chục người kỵ binh địch về cấp báo tin ấy Vương Thông ra lệnh cho quân quay lại phản kích Tưpớng Tư Không Đinh Lễ và phó tướng Nguyễn Xí cùng với số quân ít ỏi đã chiến đấu vô cùng dũng cảm. Hai vị dũng tướng nhảy xuống đất dùng dao kiếm cung tên quật chết hàng trăm tên địch. Thế nhưng quân địch kéo đén quá đông , mộ khó đọ ngà, hai ông bị trọng thương, bọn địch đưa về Đông Quan, hòng dụ dỗ mua chuộc .
Tên tướng già Vương Thông dùng muôn mưu ngàn kế mua chuộc hai vị mưu dũng của Nghĩa quân. Hắn dùng lời ngon ngọt kê mỹ nhân, chăm sóc rất chu đáo về mặt vật chất và tinh thần. Song hai ông đều cảnh giác.
Mấy lần Vương Thông đến thăm hỏi an ủi, hắn nói hại vị cứ an tâm trị bệnh, đọc sách , chơi cờ, đi dạo…
Lợi dụng sơ hở của địch Đinh Lễ lợi dụng lúc đi bộ quan sát gần xa thấy tường phía sau nhà giam có thể vượt được ông bàn với Nguyễn Xí .
một đêm mưa to , trời trở rét lạnh, bọn lính gác ở thành Đông Quan đứa nào đừa nấy co ro trong chiếc áo mưa dài , Đinh Lễ nói với Nguyễn Xí rằng: Chuột kê trâu chạy qua cầu. Báo cho ròng biết chuôt đau nặng nề. Phòn viên quan kịp thì , chỗ trổ Lòng kiên trung của Lê không sờn.
Theo kế hoạch đã định . Nguyễn Xí lợi dụng lúc trời mưa to nhất, đu lên kèo nhà dỡ ngói , bẻ rui, chui ra ngoài, vượt qua tường, xuyên trong mưa gió , vượt ra phía bờ sông Nhĩ Hà , nhờ được thuyền dân qua sông tthoát hiểm, tờ mờ sàng hôm sau trở về Bồ đề báo caá với Lê Lợi rằng. Vếưt thương của Đih Liệt rất nặng , lòng trung dũng, ngoan cường, bất khúât của quan Tư không , lòng tin tươnmgr sắt đá vào sắt đá vào thắng lợi nay mai , không xa xôi gì nữa , giặc Ngô nhất định phải thua ! đề nghị BĐV chú ý tới diệt quân viện. Đồng thời Nguyễn Xí dọc to bài thơ mà Tư không Đinh Lễ nhổ bãi nước bọt vào măt Vương Thông khi hắn mò đến dụ hàng và ngâm:
Giặc Ngô phải thua
Nghiã quân tất thắng
Thế trận rõ ràng
Tháng tuần định sẵn
Đừng nói rông dài
Vàng thua chớ lẫn
Nguyễn Xí đọc tiếp bài thứ hai :
Người trong thành Đông Quan
Chí tung hoành bốn cõi
Thà nguyện làm ngọc nát
Còn hơn trọn ngói lành
` Kiên trung vì đại nghiệp
Mong Nam Bắc trọn tình!

Đồng thời Nguyễn Xí rút trong cạp quần trước bụng ra một mảnh giấy nhàu nát đưa cho BĐV trong đó có mấy bài thơ quốc âm như sau:

Ngôi giữa Đông Đô nhờ Lam Sơn
Cỏ cây hoa lá quyện hờn căm
Nhuế thử Lũng Nhai giờ minh thệ
Nhớ ngày Bình Định mới xưng vương
Ngồi giữa Đông Đô nhớ Linh Sơn
Ba phen thủ hiểm dạ không sờn
Nếm mật nằm gai bao ngày tháng
Buổi đầu thai nghén bấy gian truân
Ngồi giữa Đông Đô nhớ Nghệ An
bước dường phát triển gấp bao lần
Nhớ Lam, Ngàn Phố qua Châu Diễn
Vâng lệnh ! Đông Quan hướng tiến quân
Ngồi giữa Đông Đô nhớ Chúc ninh
Diệt năm vạn địch vạn tù binh
Vương Thông đại bại râu hơi cụp
Thưà thắng quân ta diệt vây thành.

Bình Định vương Lê Lợi, quân sư Nguyễn Trãi , Kiểm hiệu Bình Chương sự Đinh Liệt nghe và xem xong mỗi người đều có tình cảm riêng với tướng tư Không Bình Chương Sự Đinh Lễ nhưng có chung một điều là Tư không Bình Chương Sự Đinh Lễ là bậc danh tướng hàng đầu , trung dũng liên cường bất khuất vừa lập một chiến công to lớn vang dội nhất của nghĩa quân Lam Sơn từ ngày khởi nghĩa tới nay, chưa một chiến thắng nào sánh nổi. một tướng cao cấp trung dũng, mưu lược , kiệt tiết kỳ tài.
Bình Định Vương Lê Lợi cảm động cầm bút gia phong “Nhập nội Tư Không nhập nội kiểm hiệu Bình Chương quân quốc trọng sự Thái uý.
Sau máy thấng Vương Thông dùng trăm mưu, ngàn kế xin xin lẫn cả mền cứng để mua chụôc dụ dố và khuất phục không được, nhiều lần bọn quan , Vương chóp bu và ngay cả Tổng Binh Vương Thông cũng hứng nước bọt của ông nhổ vào mặt, Tháng 6 năm Đinh Mùi chúng hạ sát ông.
Khi ông chết tổ chức quốc lễ ở Bồ Đề BĐV Lê Lợi nói với các tướng lĩnh và trăm họ rằng : “Cái chết ung dung bất khuất trung dũng kiên cường của nhập nội Tư Không nhập nội kiểm hiệu Binh chương quân quốc trọng sự Thái uý Đinh Lễ lám cho tướng lĩnh của Vương Thông kinh hồn khiếp vía , chấn động cả thành Đông Quan . Nghĩa quân chúng ta mất đi một vị tướng cao cấp tầm cỡ hàng đầu , vừa lập đại công vang dội kiệt xuất ở Tốt Động – Chúc – Ninh và ngoại vi Đông Quan, trăm họ mất đi một người bạn thân thiết , một người con đại hiếu . Đó là tổn thất lớn lao ! Giặc Ngô diệt hại Thái Uý Đinh Lễ càng chứng tỏ tháng ngày dãy chết của chúng cũng sắp tời nơi rồi !
Hỡi ba quân! Hãy vì đại nghiệp của non sông đất nước , hãy dũng cảm tiến lên diệt giặc Ngô nhiều hơn nữa để trả thù cho Thái Uý Đinh Lễ !
Ông hy sinh oanh liệt chưa đầy một tháng sau , Vương Thông tuyên thệ đầu hàng rút tàn quân về nước( Lễ đầu hàng của Vương Thông vào ngày 22/ 11 năm Đinh Mùi . Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thấng lợi . Non sông nước Đại Việt sạch bóng quân thù.
Tháng 2 năm mâu Thân 1448 gia phong Bình Ngô khai quốc thôi trung tán trị phụng tứ quốc tính , híen mưu điệc vận Lũng Nhai Bảo chính công thàn nhập nội Tư không nhập nội kiểm hiệu binh chương quân quôc trọng sự Thái uý quốc thượng Hầu.
Năm Hồng Đức năm thứ nhất được gia phong Thái sư Bân quốc công và truy phong kiên trinh bất khuất, hiển khánh Đại Vương bao phong thượng đẳng phúc thần có đền thờ ở Mỹ Lâm – Thanh Hoá , Linh Cảm Nghệ An và nhiều nơi khác ở ngoại vi Đông Kinh. Thần vị Thái Sư Bân quốc công Đinh Lễ được đặt ở Thái miếu hưởng tế lễ theo quốc điển.
Vợ cả Bùi Ngọc Liễu, vợ thứ là hà Thị Ngọc Dung đều được phong là Tôn Cơ ( quận chúa)
Con trưởng là Đinh Vĩnh Thái, Quý tỵ khoa tiến sĩ gia hoà lâm thuyên thuận hoá xứ thừa sử, nhập nội Tư Mã, tham nghị triều chính Vũ Thắng Hầu
Con Trai thứ hai là Đinh Vĩnh Thịnh Binh bộ thượng thư , tả thị lang tín trạch hầu , tự ông Nghị Đô , thuỵ Cang chính.
Con trai thứ ba Dinh Vĩnh Thành tỏng binh sữ Ty Nghiêm Lộc bá ( gia đình vợ con trú tại Quỳnh Lâm, Nghệ An .
Gia đình vợ con còn giữ được một số câu đối, thơ, trướng, đại tự khi Thái Uý Đinh Lễ hy sinh như sau :
Lại bộ thượng thư nhập nội hành khiển ( Nguyễn Trãi bái viếng )
Tim sắt đá kiên trung trọn nghĩa
Tướng hàng đầu dũng lược cao mưu
+ Long hổ tướng Nguyễn Xí bái khấp:
Tài tướng cỡ hàng đầu lỡ bước chân voi, mình hối hận.
Tể thần vào bậc sớm vững lòng trọn nghĩa bạn cao vời.
Tân khoa Đào Công Soạn và Nguyễn Vỹ đồng bái khấp
Ông chết non sông sống, tiếng thơm trung liệt sống nờan năm
Tướng tài bởi lược mưu cao, khí phách anh hùng cao muôn thuở
+ Các thiếu uý Lê Sát. Lê Nhân Chú, các thiêú bảo Búi Quốc Hưng, Trần Lựu bái khấp:
“ Trời nam muôn thuở đạo lý
Đất Việt ngàn năm rạng danh người.
+ Thiếu bảo Lê Văn Linh, Lê Bồi, Lê Văn An đồng bái khấp :
“ Chết trọn nghĩa giữa thành Đông Quan tướng lĩnh Vương Thông đều khiếp vía
Tài siêu phàm trong trận Tốt Động , quân lính giặc Ngô cả kinh hồn
+ Các thiếu uý Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn. Trịnh Khả đồng bái khấp:
“Giây lát trở lên người thiên cổ
Anh hùng đâu có sợ sói lang
Bạn đi giữa lúc trời hứng sáng
Vẳng vọng xa đưa tiếng khải hoàn
+ Tư Mã Nguyễn Thận, thiếu uý Lê Khôi, thái giám Lê Linh, chấp lệnh Lê Chương .
Ông chết sáng ngời trang quốc sử
Người về đẹp mãi tấm lòng son.

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<o></o>
họ Đinh Đông An - Nam Định

 
Top