Thân thế sự nghiệp Đinh Bồ

Đinh Xuân Vinh

Thành viên
Staff member
THÂN THẾ SỰ NGHIỆP THÁI PHÓ ĐINH QUỐC CÔNG ĐINH BỒ

Đinh Bồ tức Đinh đa bồ là con bà vợ thứ hai quan thái uý Đinh Tôn Nhân em Đinh Lễ ( con bà cả ) sinh tại Mỹ Lâm Sách Thuý Cối, phủ Thanh Hoa , sống trong một gia đình thế phiệt, tiền tổ hai đời liền chống Nguyên Mông và ngoại xâm, lập công lớn nên đều được phong Thái Uý tước hầu thời Trần.
Ông là người cao to khoẻ mạnh tay chân chắc nịch lông mày rậm dài, cần mần trung tín nhân hậu chi phác, làm nhiều hơn nói , rất dũng cảm và kiên quyết , thuở còn thơ ấu được cha thường gọi yêu là Thiên Lý, ông sống tình nghĩa, yêu dân, trọng bạn, luôn được mọi người và bè bạn chung quanh tôn kính yêu mến.
Những năm tháng còn đi học ông kết bạn thân với những người cần mẫn chăm chỉ , ông là con quan , con tướng nhưng rất ham mê lao động chân tay , khi rỗi rãi thường hay ra đồng tham gia cày cuốc, nhổ mạ tát nước và tham gia đào đắp chiến luỹ chiến hào, công sự với mọi người.
Khi giặc Ngô thôn tính nước ta, ông với Đinh Lễ, Đinh Liệt luyện tập võ nghệ, nghiên cứu binh thư binh, pháp nuôi dưỡng chí khí Bình Ngô cứu nước, nhất là sau khi bố mất, sự nghiệp còn bỏ dở dang, đặc biệt sau khi ba anh em hội thảo đàm đạo với cậu Lê Lợi thì quyết tâm cuả Đinh Bồ càng được nâng cao gấp bội.
Trong quá trình luyện tập võ nghệ, ông nổi tiếng nhất về môn xà mâu sát phạt môn vật, giáo mác, côn quyền. Hai lần dùng xà mâu đâm chết báo hổ , nhất là tài nghệ vật ông đứng đầu trong khắp vùng . Một lần ông đã giành được giải quán quân về vật ở đất Lạc Thuỷ , đánh đổ cả ba đô vật đã từng đứng thay nhau giữ giải gần chục năm trừơng . Ông được tặng cây xà Mâu cán sắt, nặng trên chục cân.
Tháng năm năm ất Mùi 1415 ông cùng Đinh Lễ tính toán tỉ mỉ chu đáo rồi nhất trí đem lương thực và các thứ thực phẩm dự trữ chia cho nhân dân địa phương một phần, giữ lại một phần cho gia đình thân thích một phần nhỏ, còn bao nhiêu mang hiến vào kho dự trữ Lam Sơn, đồng thời hai anh em cùng đến Lam Sơn hội nghĩa với Lê Lợi. Lê lai, Đinh Liệt, Nguyễn Thận, Lê Ngân, Lê Liễu , Trịnh Khả.
Trong quá trình chuẩn bị cho hội thề kết nghĩa Đinh Bồ đã đem hết sức mình ra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mình đảm nhiệm , Ông đã cùng Nguỹên Thận, Nguyễn Nhữ Lãm cùng đi điều tra nghiêm cứu tìm ra và xây dựng sửa lại hàng loạt hang động để cất giữ lương thực, binh khí, quân dụng tôm cá khô. muối mắn, vừng đỗ.. Cả hai nơi số người lên đến vài trăm , đa số tráng niên sau này trở thành nghĩa quân Lam Sơn , trong đó có một số trở thành tướng lĩnh.
Ngày 2 tháng 2 năm Bính Thân 1416 , Động Chủ Lê Lợi , Đinh Lễ, Đinh Liệt cử Đinh Bồ về Mỹ lâm kiểm tra công tác khai khẩn sản xuất lương thực thực phẩm và giải quyết dứt khoát các vấn đề nhà, vườn. Do đó ngày hội thề Lũng Nhai chưa kịp về nhưng vẫn được đọc tên trong 22 vị hội thề. Ngày hôm sau giải quyết thật xong xuôi và ổn thoả mọi việc ông mới trở laị Lam Sơn và nhận ngay trách nhiệm huấn luyện xà mâu , giáo mác côn quyền cho nghĩa quân, phương án huấn luyện của ông khá rõ ràng cụ thể ,thiết thực, song rất tỉ mỉ, nên chỉ trong thời gian mấy tháng nghĩa quân thu được nhanh chóng và khá thành thạo.
Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất 1418 khi Lê lợi xưng vương ở Lam Sơn, Đinh Bồ đứng thứ 7 trong hàng võ tướng.
Ngày 13 tháng giêng ông tham gia đánh trận Lạc Thuỷ. Cây xà Mâu sát phạt của ông sát phạt lợi hại vô cùng tả xung hữu đột như thần, khiến bọn Ngô - Nguỵ kinh hoàng thất đởm, chết một số khá nhiều tan tác chạy tàn loạn . Uy tín của ông nâng cao. Sau khi bố trí xong trận phục kích Mường Mạt để cho quân giặc tiến sâu vào tung thâm, Đinh Bồ mới hạ lệnh chiến đấu. Đội thiết đột của ông nhất loạt ngay từ phút đầu , không nghe lệnh chỉ huy nhiều tên thoát chạy, Thừa cơ xà mâu của ông Đinh Bồ nổi bão táp , đâm vụt như thần hết lao sang đông, lại lao sang tây như chớp làm cho binh lính giặc ùn đống lại, nhiều lần ông xọc vào bụng kẻ thù nâng hất chúng lên rồi quật xuống, nhiều đứa vỡ sọ, gãy chân cụt tay kêu khóc ầm ĩ. Tinh thần chiến đấu của đội thiết đột càng dâng cao hơn , bởi họ thấy tướng của mình vô cùng dũng cảm , ai nấy đều đâm chém quyết liệt, giết giặc lập công. Máu giặc đỏ đường , thây giặc la liệt ,chém đầu giặc mấy trăm tên, bức tàn quân địch co về Ngọc lạc cố thủ.
Tháng 4 năm Kỷ Hợi 1419 vâng lệnh BĐV , Đinh Bồ phối hợp các đơn vị khác đánh đồn Ngọc lạc , Lợi dụng lúc quân giặc đang ăn cơm , ông ra lệnh chiến đấu , Đội thiết đột của ông chia làm ba mũi nhất loạt cắm thẳng vào doanh trại giặc, khiến chúng không kịp cầm kích, nắm thương tan tác hỗn loạn xéo đạp lên nhau, lên nồi cơm bát canh tóe tung đầy đất . Tướng Đinh Bồ tả xung,, hữu đột như sinh long hoạt hổ, doanh trại giặc bốc cháy khắp nơi ông xông vào bắt sống tướng Nguỵ Nguyễn Sao.
Kết thúc trận đánh ta chém được 8 trăm đầu giặc bắt sống hơn 100 tên
Thu được khá nhiều lương thực , mắn , muối, cá tôm khô và binh khí trang bị . Giặc Ngô cay cú, Mã Kỳ điều động 2 vạn quân đến bao vây hòng tiêu diệt nghĩa quân Lam Sơn .
Vâng lệnh BĐV Đinh Bồ được giao trách nhiệm phối hợp với hai đơn vị nữa đập tan gọng kìm cánh hữu của chúng , Ông đem đội thiết đột của mình đánh vu hồi bẽ gãy cột sống của giặc, khiến đich thất kinh , hoảng loạn . các đơn vị khác có điều kiện thuận lợi ra sức bắn cung tên, vung đao kiếm giáo mác giết gặc lập công . Quân địch bị thiệt hại nặng tháo chạy về Tây Đô .
Trận naỳ ta tiêu diệt mấy ngàn tên gần một nửa là do công của đội thiết đột Đinh Bồ .
Những tháng tuần đầu thủ hiểm lần thứ ba ở Linh Sơn gian khổ , ông gặp chuyện không may , bà Chiêu nghi từ Đinh Thị Ngọc Ban , người con gái duy nhất của ông sửa túi nâng khăn hàng ngày cho BĐV Lê Lợi , đồng thời là người đã góp phần tích cực vào việc lo chạy ăn và khâu vá áo cho nghĩa quân Lam Sơn suốt cả ba lần thủ hiểm bị tạ thế , khó khăn khốn khổ càng chồng chất thêm khốn khó khăn. Thế mà ông nén lòng chịu đựng tình nguyện luồn rừng, lách núi trong đêm tối mưa rét ra ngoài bắt rễ vào dân và tiến hành địch vận để cứu nghĩa quân từ đất chết thoát ra cõi sống theo kế sách tài tình của Đinh Liệt nêu ra giữa đêm hội tướng. Quả nhiên Đinh Bồ là một trong số những người tích cực nhất đã góp phần xứng đáng cứu sống nghĩa quân Lam Sơn.
Sau khi tướng Đinh Bồ cùng các tướng lĩnh khác bố trí xong xuôi trận phục kích ở Bồ Thị Lang chờ gần nửa ngày chưa thấy giặc mò tới, ai cũng nóng lòng sốt ruột, có người cho rằng quân ta phục kích bị lộ, nên giặc không tiến quân theo đường này nữa chăng ? ông được tin thân tự cưỡi ngựa đi quan sát tất cả các trận địa thấy rất kín đáo. Trong đầu suy tính phân tích và khẳng định quân giặc nhất định đi qua đây, không có con đường nào khác. Ông phái ba thám tử trèo lên đỉnh núi cao nhất quan sát tất cả mọi néo đường từ phía đông và phía đông nam , khi nào phát hiện địch thì phi ngựa về báo ngay cho ông biết. Chỉ chưa dầy nửa khắc( khoảng tiếng đồng hồ ) ngaỳ xưa tình ngày 6 khắc. thám tử phi ngựa về báo , địch chỉ còn cách ta 3 dặm , chúng từ phía đông mò tới ! ông cho thám tử đi báo cho tất cả các trận địa bạn biết và ra lệnh cho đội quân thiết đột của mình giữ bí mật sẵn sàng chiến đấu. ông để cho địch triến sâu vào trận điạ của ta, rồi mới ra lệnh tiến công, quân thiết dột của ta xông thẳng vào hai sườn quân địch như hai mũi dao nhọn cắm vào lưng thù, tạo cho địch cái thế mất nhuệ khí, bị động lúng túng ngày từ phút đầu, Đinh Bồ thúc ngựa đến , dùng xà mâu đánh tràn lốc gió , quân giặc hỗn loạn ngay lập tức . thiết đột ta dũng cảm phi thường , các cánh quân khác cũng reo hò vang trời đất xông ra đánh quyết liệt, quân địch đã rối loạn, càng thêm rối loạn , dưới không nghe trên , quân không nghe tướng .Ta diệt tại chỗ hàng ngàn tên.
Lý Bân, Phương Chính thấy thế nguy đã đến rút tàn quân chạy . Đinh Bồ và các tướng lĩnh khác cho quân đuổi theo còn diệt thêm mấy trăm quân nữa mới rút quân trở về.
Sau khi tướng Đinh Bồ tham gia trận đánh hạ đồn Đa căng, ông là một trong những tướng tích cực nhất tán thành chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An, đả kích kịch liệt tư tưởng muốn nằm lại Lam Sơn hoặc chuyển hướng ra bắc, ông khẳng định chuyển vào phía nam là có lợi nhất.
Khi nghiã quân Lam Sơn từ Thanh Hoá chuyển động vào Nghệ An bọn địch huy động lực lượng Thanh - Nghệ định kẹt chết nghiã quân ngay trên đoạn đường di chuyển của mình. .
Quân ta vừa vào tới đất Nghệ An, hai cánh quân địch ở phía trước cũng như phia sau phát hiện nghĩa quân ta.
BĐV và HĐMLTC ra lệnh bố trí trận địa phục kích ở Bồ Đằng. Tướng Đinh Bồ chỉ huy đơn vị thiết đột với trách nhiệm chính là chặn đứng cánh quân Ngô và Lương Như Hốt đang theo bám phía sau. Ông rất cơ chí dũng cảm , dẫn đầu đội thiết kỵ đánh thọc ngay vào sườn cánh quân của Bành và Hựu dùng ngón sở trường xà mâu sát phạt, tả xung hữu đột mấy vòng như lốc nổi, nhiều lúc đồng sắt va vào nhau toé lửa, không ít tên địch bật kiếm văng giáo mác , gãy tay , nát chân vỡ sọ. quân ta đắc thế đánh chém càng hăng, làm cho hàng ngũ địch rối loạn , bỏ chạy tan tác, quân chẳng nghe tướng, ông ra lệnh xưng truy ! sĩ khí quân ta bốc càng cao, dùng đao kiếm giáo mác đâm chém càng ác liệt, nguyện giết giặc lập công. Chỉ trong chớp nhoáng đã đánh cho quân Nguỵ thất điên bát đảo, không sao gượng lại được . Tướng Sư Hựu và các tướng Nguỵ khác tháo chạy kéo theo một đám tàn quân , không dám ngoái cổ lại.
Sau khi đánh bại bọn Sư Hựu và Cầm Bành tướng Đinh Bồ quay quân thiết đột lại , đánh thọc sâu vào sườn cánh quân Trần Trí cắt chúng ra làm hai đoạn , làm cho địch rối loạn. Để phối hợp với các cánh quân khác, đội thiết đột đánh càng hăng, càng mạnh, càng dũng cảm. Cây xà mâu cán sắt của ông luôn bốc lửa , bức địch phải chạy về hướng những người đánh , tức là chạy vào trận địa phục ta đã bày sẵn .
Thế là khi thời cơ đã chín muồi tiếng reo hò giết giặc lập công vang trời chuyển đất! Nghĩa quân ta từ bốn phương, tám hướng lan ra đánh như chẻ tre, tiêu diệt liền mấy ngàn tên bắt hàng ngàn tù binh, bẻ gãy hoàn toàn hai gọng kìm mà địch định đè bẹp nát ta trên chặng đường ra Thanh - Nghệ Riêng Trần Trí bị vật rơi mũ, thúc ngựa tế chạy thục mạng.
Sau trận thắng lợi này, BĐV Lê Lợi quyết định bổ sung tướng Đinh Bồ vào HĐMLTC và lệnh hướng Trà Lân tiến quân.
Khi bao vây thành Trà Lân tướng Đinh Bồ trực tiếp chỉ huy cánh quân phía nam. Trong đó có đội quân thiết đột nổi tiếng do ông đào tạo bồi dưỡng và huấn luyện từ thời xưng vương. Sau này trở thành hàng chục đội thiết đội và thiết kỵ, một lực lượng tinh nhuệ, có sức chiến đấu mạnh có kỹ thuật chiến thuật thục luyện, có nghệ thuật chỉ huy táo bạo và lối đánh táo bạo diệt thù.
Vâng lệnh BĐV, Nghĩa quân ta phải gấp rút tập kích doanh trại dã chiến của địch ở Phá lễ, để phá vỡ chủ chương càn quét của dịch. Tướng Đinh Bồ xin BĐV cho mình mang đại đội thiết đột của mình ( theo tổ chức lúc đó 350 quân) đảm nhiệm việc này, không cần thêm cánh quân nào khác . BĐV vô cùng phấn khởi vì chính Đinh Bồ đã gỡ cái thế bí cho Lê lợi, vì Lê Lợi đang có dự định phải điều tới mấy ngàn quân mới phá nổi cái thế của giặc. Vương vui cười đồng ý ngay, sau khi nghê Đinh Bồ trình bày mưu kế.
Trước khi xuất phát ông nói trước đội thiết kỵ rằng: "Hôm nay tập kích phá Lũ giặc Ngô hữu tử vô sinh.
Bọn Trần Trí và các tướng lĩnh khác của hắn dẫn một vạn năm ngàn quân vừa đến Phá Lữ thì trời cũng chập choạng tối , bọn giặc đành đóng quân giá ngoại theo kiểu tạm bợ, để ăn nghỉ độ mấy canh, tảng sáng là hành quân tiếp, nên tình hình chung quanh cũng chưa nắm vững, mấy trăm chiếc lều dựng quây quần ở bãi đất bằng và trống ở gần đấy về phía đông và bắc là một khe cạn , ngược lên thượng lưu là một đập nước địch chưa mò ra. Lợi dụng thời điểm địch đang ăn cơm, tướng Đinh Bồ trực tiếp chỉ huy đại dội thiết kỵ chia làm hai mũi dũng mãnh tập kích ngay, Đương lúc xuất kỳ bất ý, bọn địch hỗn loạn, không kịp cầm thương, kiếm, kêu la ầm ỹ, bỏ chạy tán loạn cơm canh nồi liêu bát đĩa lổn ngổn khắp nơi, thiết kỵ ta vung đao kiếm làm có mấy vòng và đốt lán trại giặc lửa bốc cháy ngút trời. cứ thế thiết kỵ ta sát khí đằng đằng đánh dồn hẳn quân địch xuống phía thung lũng và khe cạn. Nhận được lệnh khẩn cấp của Đinh Bồ, bộ phận đã được bố trí trước lập tức phá đập, nước từ trên cao ào xuống , chỉ trong khoảng khắc đã dìm chết khá nhiều quân giặc Ngô Nguỵ, đồng thời cung nỏ tẩm dộc của thiết kỵ ta lại nả như mưa vào chúng. Xác địch đầy đất, đầy suối, từng nẻo, từng đồng dồn địch lại. Sau khi nước rút xuống nhiều xác giặc còn mắc trên các bụi tre gai, cành cây, lùm cây. Trần Trí ở phía bên kia bờ suối hoảng hốt kéo tàn quân chạy lên trấn Tri Lễ.
Trong trận này ta tiêu diệt mấy ngàn tên tại chỗ bắt trên 300 tù binh thu được khá nhiều lương thực và binh khí, đẩy lùi kế hoạch càn quét của giặc, thanh thế của nghĩa quân Lam Sơn càng nâng cao.
Trận Khả lưu, tướng Đinh Bồ chỉ huy đội thiết đột chiến đấu rất tài giỏi và dũng mãnh, diệt hàng ngàn quân địch lập công lớn. Do đó tướng Đinh Bồ được tấn phong Thiếu phó.
Ngày 16 tháng 7 năm Ất Tỵ 1425 BĐV Lê Lợi phái thiếu phó thượng tướng Đinh Bồ phó tướng Lê Nỗ và Lê Định đem hơn một ngàn quân và một voi chiến tiến quân vào giải phóng Tân Bình và Thuận Hoá, mở rộng biên cương phía nam. Trước khi xuất phát tướng Đinh Bồ nhận được bài thơ của Đinh Lẽ và Đinh Liệt căn dặn như sau:
Bình Thuận đất cằn dân mới mở
Tạm xa trong buổi nước cần đi
Giác ngộ nắm dân - điều quan thiết
Tuyên truỳên diệt giặc chớ kinh khi
Đóng cửa Hoành sơn, ghìm địch lại
Bịt đèo Vân lĩnh chặn thù phi
Nghề cá , nghề nông cần giải phóng
Hẹn ngày thắng lợi có xá gì?
Trước khi xuất phát, tướng Đinh Bồ ngâm trước đoàn nghĩa quân nam tiến hai câu thơ:
Thuỷ triều Đông hải dìm tướng giặc
Bão táp trời nam quét quân Ngô.
Hai câu thơ bất hủ này đã biến thành quyết tâm sắt đá, ý trí kiên cường đầy tin tưởng của tướng binh Nam tiến, hầu hết đã thuộc lòng.
Sau khi cánh bộ binh này xuất phát được mấy hôm BĐV Lê Lợi còn phái Lê Ngân, Lê Văn An, Trần Nguyên Hãn đem gần 70 chiến thuyền và gần 2 ngàn thuỷ binh đi đường biển vào tăng cường cho cho Bình Thuận.
Khi cánh quân bộ binh của ta tiến đến sông Bố Chánh (sông Gianh ngày nay) thì phát hiện địch, các tướng Đinh Bồ, Lê Nỗ. Lê Định bố trí ngay trận địa phục kích ở Hà Khương, các ông dùng diệu kế điệu hổ ly sơn phái một bộ phận tinh binh nhỏ đến đánh địch, vừa đánh vừa chủi bới om sòm. chọt tức khiêu khích, đánh một lát thật dũng cảm và dữ tợn rồi vờ thua chạy. Dẫn địch vào trận địa của ta khá đông Lê Nỗ thúc voi ra chặn đường nghĩa quân từ bốn phương, tám hướng xông tới dày xéo ra trò, bức phần lớn quân giặc Ngô Nguỵ nhảy xuống sông hòng thoát thân. Tướng Đinh Bồ kịp thời ra lệnh cung nỏ ta ta lập tức bắn như mưa không ngớt vào tụi địch dưới sông, thừa thắng tướng Đinh Bồ ra lệnh tiến quân thẳng vào doanh trại địch, quân ta đánh rất anh dũng và tiến công rất táo bạo, nhất là quân thiết kỵ tiến công thật là thần tốc, làm cho tướng Ngô Năng vội nhảy xuống thuyền chạy trốn, không kịp đeo kiếm. quân ta lấy được thanh kiếm vỏ khảm bạc còn đút dưới gầm gường , dâng lên tướng Đinh Bồ.
Khi nghĩa quân đang thu dọn chiến trường, thì chiến thuyền của Lê Ngân, Lê Văn An và Trần Nguyên Hãn đã phá chiến thuyền Ngô - Nguỵ ở cửa Linh giang, đuổi chúng tháo chạy về phía Thuận Hoá, thu thắng lợi cũng vừa đến. Đôi bên hoan hô, hò reo chào nhau mừng chiến thắng làm vang dội cả Bố Chánh.
Sau khi hội tướng bàn bạc nhất trí cho người, chuyển lương thực quân trang, binh khí vừa thu được xuống mấy chục chiếc thuyền địch bỏ lại, tiếp tục vượt biển tiến vào sông Nhật Lệ, Đinh Bồ, Lê Nỗ và Lê Định cử một bộ phận nhỏ ở lại an dân và tổ chức chính quyền làng, xã, đồng thời ra lệnh tiếp tục Nam tiến.
Trong trận này riêng số địch chết trên bờ đã hàng ngàn tên, bắt sống hơn 500 (xác nổi lềnh bềnh từng đám dưới sông chưa kể) tịch thu 30 thuyền lớn nhỏ.
Trong những ngày tháng tiến quân, Đinh Bồ, Lê Nỗ và Lê Định chủ trương rằng; quân ta tiến đến bất cứ nơi nào, đều phải tuyên truyền giải thích rõ tội ác dã man và lừa gạt của giặc Ngô, chính sách khoan hồng chính nghĩa của ta, động viên khuyến khích nhân dân sản xuất, ủng hộ chính quyền mới của ta, kêu gọi chồng con và người thân bỏ hàng ngũ địch trở về quê làm ăn, sum họp, đều được hưởng chính sách khoan hồng, ai vận dộng được 5 người trở lên bỏ hàng ngũ địch trở về được thưởng mười vuông vảỉ để may quần áo, đồng thời động viên trai tráng trong làng tham gia nghĩa quân đánh giặc cứu nước.
Sau khi giải phóng Vân Đồn và Tân Trạch đại tiến thẳng về thành Tân Bình bọn Ngộ - Nguỵ quân và nguỵ quyền nghe tin đại quân Lam Sơn chuẩn bị tiến công thành Tân Bình, hơn 2 ngàn quân giặc và 40 chiến thuyền vội vã tháo chạy về Thuận Hoá gần một tuần ( 10 ngày ) trước.
Bộ binh ta tiến vào thành Tân Bình thì gần 100 thuyền của Lê Ngân, Lê Văn An và Trần Nguyên Hãn cũng tới gần cửa Nhật Lệ, quân ta phát hiện một số thuyền địch chạy trốn, các tướng hạ lệnh truy kích, đánh đắm mấy chiếc và bắt mấy thuyền, thì ra là thuyền của lũ Nguỵ quyền tham của chạy sau, vì vậy mà trưa ngày hôm sau thuỷ binh ta mới về tới sông Nhật Lệ.
Nhân dân địa phương tổ chức đón mừng nghĩa quân Lam Sơn vô cùng nồng nhiệt và long trọng như đón người thân lâu ngày ở phương xa trở về, nét mặt ngừơi nào cũng biểu lộ hồ hởi , phấn khởi. Nhân dân quanh vùng mời nghĩa quân ăn một bữa cơm đến là thịnh soạn và thân mật với những món ăn đặc sản. Tướng Lê Định phụ trách về mặt hậu cần cho nghĩa quân ăn món nào cũng khen ngon và khen ngợi ngừơi tổ chức bữa ăn cho 4 ngàn ngươì trong sân thành thật là tài giỏi và chu đáo.
Sau bữa cơm ngon lành và tràn đầy tình nghiã cá nước quân dân này, các tướng đã phái từng tốp nghĩa quân đi sâu vào nhân dân trong các vùng tuyên truyền chính sách khoan hồng của và chính nghĩa của ta , vạch tội ác dã man và mọi thủ đoạn lữa gạt của địch , vận dộng bà con nhắn nhủ người thân trở về nhà sum họp làm ăn lương thiện đều được khoan hồng. Đồng thời tiến hành tổ chức chính quyền mới, tuyển mộ trai tráng vào nghĩa quân, có nhiều gia đình có tới ba, bốn con cháu tình nguyện . Chỉ trong vòng 5 hôm đã có gần hai ngàn người vào nghĩa quân, Các ông tiến hành tổ chức mới gọi là tổ kết nghĩa có 2 lính cũ và 2 lính mới khi tập luyện hoặc khi hành quân 2 lính cũ này có trách nhiệm hứơng dẫn cho lính mới học tập các động tác cơ bản thành thạo, trong chiến đấu phải che chở cho nhau để giết giặc, trong sinh hoạt hàng ngày phải coi nhau như anh em.
Trong nửa tháng trời chỉnh đốn tổ chức và huấn luyện quân tại Tân Bình nhân dân vùng biển tấp nập đem cá tôm và các thứ hải sản khác đế ủng hộ nghĩa quan, nhiều gia đình vùng ngược dắt dê, bò, khênh lợn gà, đến híến tặng biếu . Có những bản đi săn được nai, lợn lòi bàn nhau khênh cả con đến biếu cho nghĩa quân. Nhiều trưởng tộc , già làng đầu râu tóc bạc đến chỗ trướng hồ kể rõ ràng tình hình quân địch đóng ở Tùng Nhật và tình nguyện dẫn đường cho nghĩa quân vào giải phóng vùng này .
Khi đại quân tiến vào Đông Hồi, Hồ Xá. Nghĩa quân tạm dừng ở vùng Minh Lương, tướng quân Đinh Bồ chọn 10 thám tử có nhiều kinh nghiệm cùng ông đi sâu vào vùng địch chiếm tiến hành điều tra, nghiên cứu xem xét, quan sát thực địa. Hơn một ngàn quân Ngô đóng ở doanh trại giữa 14 căn nhà của bọn nguỵ quân đóng vây lấy chung quanh số quân Nguỵ khoảng ba ngàn mấy con voi xích ở khu rừng phía sau đồi đóng quân của chúng. Trên đồi là hai con đường từ Đông sang Tây và từ Nam sang Bắc cắt nhau ở gần cửa vào doanh trại quân Ngô, chung quanh là một bờ rào tre chà chuôm khô, nhiều đoạn thành các bụi tre gai mọc kín.. Khi quan sát ông đã có dự kế rõ ràng, lúc trở về Minh lương, ông trình bầy lại và đề xuất cụ thể với Lê Nỗ và Lê Định về dự kiến của mình. Qua nghiên cứu trao đổi cả ba tướng nhất trí:
Khu rừng phía biển, bố trí một trận địa phục kích, số quân là 1200 và voi chiến , tiêu diệt tàn quân địch chạy ra biển chuồn về Thuận Hoá, khi qiân ta tiến công doanh trại địch là phải chiếm ngay voi. Mặt này do phó tướng Lê Nỗ chỉ huy . Vùng Lỗi Giang, Hồ Xá bố trí trận địa phục kích thứ hai , quân số 1000 và 300 thiết kỵ. Nhiệm vụ chính là diệt bọn tàn quân chạy về Nam để nhập vào các cánh quân Thuận Hoá khác, do phó tướng Lê Định chỉ huy.
Đúng giờ Hợi ngày 12 tháng 4 năm Bính ngọ (1426 ) chủ tướng thiếu phó đặc nhiệm Đinh Bồ trực tiếp chỉ huy gần 2 ngàn quân và 200 thiết kỵ tiến công doanh traị địch. Lợi dụng thời điểm địch đang đổi gác, 200 thiết kỵ của ta lao thẳng vào binh phòng quân Ngô tiến công và phóng hoả. Thiết kỵ của ta tả xung hữu đột như thần , cùng lúc các bờ rào xung quanh doanh traị địch cũng đồng loạt bốc cháy, khiến quân giặc đã kinh hoàng lại càng rối loạn, kêu la ầm ĩ. thiết kỵ ta đánh dồn quân giặc vào cửa lớn. Đắc thế, thiêt kỵ của ta chém gục hàng ngàn tên, xác địch ngổn ngang sau nhà, trước vách.
Tướng Dinh Bồ ra lệnh cho 2 mũi bộ binh tiến vào toàn bộ doanh traị của giặc bốc cháy. Ông thúc ngựa đến nhà chỉ huy của quân Nguỵ , ngựa ông bị trọng thương, ông nhảy phốc xuống đất , loáng một cái dùng xà mâu xọc thủng hông Nguỵ tướng Trần Hiệu, quật hắn xuống đất, cướp lấy ngựa giặc thúc lên cao điểm tiếp tục chỉ huy chiến trận ,. mùi khói bốc lên khét lẹt , ông quan sát toàn chiến trường thấy :
Tàn quân Ngô - Nguỵ hoảng loạn chạy theo hai tướng đúng như dự định của ông vang đồi núi , đại đa số tàn quân nghe thấy lệnh chiến đấu nổi lên đầu hàng ngay, chỉ có một số ít tàn quân địch quá hoảng sợ chạy vào rừng ẩn trốn, trời sáng tỏ cũng lần lượt ra thú tội.
Trong trận Tùng Luật này, nghĩa quân ta diệt hơn hai ngàn tên , bắt sống hơn 1 ngàn thu 200 ngựa , 5 voi, hơn ngàn hộc lương, hơn ngàn bộ quần áo, vô kể binh khí và 50 thuyền lớn nhỏ và một kho đầy cá tôm mực khô, nước mắn và mắn tôm, một đàn bò trên trăm con.
Đáng tiếc là khi thiết kỵ ta tiến công tên tướng Ngô là Lục Trinh lên ngựa cùng 2 vị vệ sĩ lén chạy theo đường tắt lên thuyền chuồn ra biển ( theo khẩu cung của tù binh )
Trong khi quân ta đang thu dọn chiến trường, ông cử người đi an dân và tổ chức chính quyền mới trong vùng, thì Đinh Bồ , Lê Nỗ, Lê Định nhận được thư của Lê Ngân, Lê Văn An và Trần Nguyên Hãn cho biết : Chiến thuyền ta đang hướng nam tiến , cách của Tùng luật khoảng 18 -20 dặm. BĐV từ Nghệ An phái kỵ binh đi đường tắt vào phi báo, Chúng tôi phải trở về Nghệ An gấp rút để nhận công việc quan trọng. Vì vậy hơn nưả số chiến thuyền phải quay hướng, chỉ còn một bộ phận do Nguyễn Bá Lai dẫn đầu tiếp tục phối hợp.
Đầu tháng 5 cùng năm nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục tiến quân giải phóng Đông Đăng Tương, Cam Lộ, Nam Linh , Trà vệ Hoá Châu, Thuận Châu và Vân ải, giải phóng đến đâu , các ông đều tiến hành an dân , tổ chức chính quyền , động viên sản xuẩt và vận động tráng đinh tham gia Nghĩa quân đánh giặc cứu nước. dân tộc ít người ven dải trường Sơn vô cùng phấn khởi tấp nập mang rượu , gạo nếp trâu, bò, dề, lợn, thậm chí khênh cả lợn lòi , hươu, hoãng săn bẫy được cùng khênh ra hiến tặng Nghĩa quân Lam Sơn để tỏ rõ thịnh tình chân thật của mình . Đặc biệt hơn nưã là có đến bốn tù trưởng mang voi híến cho nghĩa quân và tình nguyện tham gia huấn luyện đàn voi trở thành đòan chiến tượng.
Sau khi giải phòng Vân Ải, Đinh Bồ, Lê Nỗ, Lê Định và Nguyễn Bà Lai chủ trương đồn trú tại đây mấy tháng để củng cố phòng thủ vững mặt phía nam, tổ chức huấn luyện tân binh, bộ binh, thiết kỵ, thuỷ binh, tượng binh cho hoàn chỉnh hợp dồng cho thành thạo và chuẩn bị một số nội dung cụ đánh thành cho chu đáo và luyện tập phép sử dụng cho đến nơi, đến chốn, rồi tiến quân về thành Thuận Hoá.
Trong thời gian chuẩn bị mọi mặt ở Vân Ải, Đinh Bồ gửi cho Đinh Lễ và Đinh Liệt một bài thơ như sau:
Tôi ở vùng cực nam
Anh em cùng Bắc Phạt
Tổ Chúc – Ninh báo tập
Bao vây Đông Quan thành
Bồ Đề tin đại thắng
Binh - Thuận địch khuỵ mình
Quyểt hạ xong Thuận Hoá
Bắc nam vui gia đình.
Khi tiến hành bao vây thành Thuận Hoá cánh quân của Đinh Bồ đã lên trên nghìn người, chiến thuyền ngót 300 chiếc, thiết kỵ tăng lên 5 trăm, đoàn chiến tượng đã có 20 thớt voi.
Quân ta bao vây thành Thuận Hoá bố trí như sau:
Do Lê Định và Nguyễn Bá Lai dùng 200 chiến thuyền bao vây mặt biển không cho địch tiếp viện và vào ra. do Lê Nỗ chỉ huy 12 voi chiến và 2 ngàn quân bao vây mặt Đông, chặn viện binh từ Vạn tượng và Tân Binh đến. Do Đinh Bồ chỉ huy 500 thiết kỵ, 5 voi chiến và 4 ngàn quân bao vây khống chế mặt nam và mặt tây chặn viện binh từ Chiêm Thành và Lạc Hoan sang. Các tướng đã cho nghĩa quân làm công tác dân vận và địch vận và đang chờ quyết địch của BĐV Lê Lợi là hạ Thuận Hoá bằng dụ hàng hay bằng võ lực.
Phần đông các tướng sĩ ta chờ đợi quá sổt ruột, họ đề nghị nhiều lần với chủ tướng Đinh Bồ là nên đánh hạ ngay thành Thuận Hoá khi mà giặi đang bị sa lầy nghiêm trọng ở phía Bắc không còn khả năng viện trợ quân cho phía nam, Thời cơ ùng hộ chúng ta ! không đánh nhanh là bỏ lỡ thời cơ!..
Chủ tướng Đinh Bồ đang giải thích cho một số tướng lĩnh và nghiã quân về việc phải chấp hành nghiêm chỉnh ý đồ chiến clược lớn của BĐV và HĐMLTC… đang lúc đó thư dụ hàng của BĐV Lê lợi cũng đến. Ngoài bản chính Đinh Bồ cho thảo ra hàng trăm khác , cử đại biểu đưa vào thành , còn phân phát và bắn vào trong thành cho nhiều người biết . Bọn lính trong thành bắt đầu bàn tán xôn xao về chính sách khoan hồng của Nghĩa quân.
Bức thư dụ hàng thứ hai tiếp theo làm cho địch hoảng loạn bối rối mỗi đêm đã có 5 đến mười Nguỵ ra hàng hoặc bỏ trốn về quê quán làm ăn, lời bàn tán xôn xao ngay trong hàng ngũ binh lính Ngô cũng ngày càng gia tăng Nhưng bọn thống lĩnh địch vẫn còn trông chờ vào viện binh từ bên nước chúng sang may ra có thế cứu vớt được khốn cảnh chung của chúng, cho nên cử người ra trả lời ta rằng : Thành Thuận Hoá còn phải chờ ý kiến trả lời của Đông Quan, không dám tự ý quyết định, mong các ngài thông cảm!
Quân ta càng xiết chặt vòng vây hẹp lại dần , quân địch đào ngũ ngày càng nhiều có đêm lên đến trên 50 tên.
Bức thư thứ ba đưa tới quân ta còn sao ra hàng ngàn bản, bắn vào trong thành. Binh lính địch và ngay cả bọn tướng lĩnh Ngô nguỵ đều hoang mang xôn xao khốn quẫn trăm bề, nơi nao, chỗ nào, lúc nào cũng thấy bàn tán xôn xao nhiều binh lính còn nói với nhau : nếu không hàng sớm đi họ đánh vào thì có bay lên trời cũng không thoát chết … Cuối cùng bọn tướng lĩnh địch trong thành tuyên bố đầu hàng, nhận lượng khoan hồng của nghĩa quân Lam Sơn.
Nhận được tin đại thắng này , quân dân Bình Thuận khắp nơi đều hò reo phấn khởi nhất là nhân dân thành Thuận Hoá reo hò nhảy múa, gióng trồng chiêng , đánh cồng, đánh nạo bạt, múa lân ,múa rồng múa sư tử.. tỏ chức nhiều đoàn đến chúc mừng thắng lợi của nghĩa quân.
Chủ tướng Đinh Bồ ra lệnh cho tất cả các cánh quân giữ lại bộ phận thường trực cho thoả đáng luân phiên nhau xuống nhân dân khắp vùng vui chơi thăm hỏi, tìm hiểu giúp đỡ dân đúng 10 ngày. Mệnh lệnh ấy đã gắn liền hơi thở của nghĩa quân Lam Sơn bới trăm họ làm cho nhà nhà phấn khởi , người người tin tưởng , làng làng đoàn kết xã xã thắt chặt tình nghĩa với nghĩa quân, nhiều thôn bản làng xã đã làm những thứ bánh trái và các món ăn đặc sản như ngaỳ tết cố truyền, rồi trân trọng mời các đơn vị nghĩa quân gần đấy về dự. Nhiều vùng lại vận động các gia đình có máu mặt đem trâu bò, lợn gà dê, gạo nếp tẻ, những gia đình nghèo thì mang buồng chuối, hoa trái, chục trừng, con gà. Mớ tôm, mớ cá, rau quả … đến biếu các các đơn vị nghĩa quan, làm cho không khí cả một vùng rộng lớn dấy lên khí thế mới.
Đinh Bồ, Lê Nỗ, Lê Định và Nguyễn Bá Lai phân công nhau mang theo một số người có trình độ khả năng đến các vùng mới giải phóng tổ chức lại chính quyền các cấp. làm công tác an dân chia công điền công thổ, động viên nhân dân khai hoang, tăng gia sản xuất ổn định cuộc sống, vùng ven biển các ông chủ động giúo dân đóng thuyền bè đan lưới mở rộng nghề cá làm nước mắn., mắn tôm, và nghề làm muốí, ở thành thị mở rộng chợ búa thương trường tổ chức và phát triển các nghề thủ công đặc biệt chú trọng các nghề thủ công truyền thống có giá trị, vùng núi khai hoang mở rộng diện tích trồng những cây có giá trị cao . Khai thác lâm sản quí, gỗ quí , phát triển chăn nuôi trâu , bò, dê, . Đắp một đạp nước nhỏ và vừa đẻ tưới cho các vùng hạ lưu, làm một số con đường liên bản ,liên xã, liên châu, liên huyện , tạo điều kiện đi lại, vận chuyển và buôn bán chợ búa dễ dàng hơn. Đòng tthời nghiên cứu mở mang một số trường học , động viên khuyến khích nhân dân nuôi gia sư, và hương sư để dạy dỗ lớp trẻ.
Sau khi nhân được tấu biểu trình bày về việc đầu hàng của quân Ngô ở thành Thuận Hoá và kế sách bước đầu phát triển các ngành các mặt của Thuận Bình do Đinh Bồ gửi về . BĐV Lê Lợi quyết định điều Lê Định Nguyễn Bá Lai đem 150 chiến thuyền và 1500 thuỷ binh về Đông Quan cấp tốc để nhận nhiệm vụ mới.
Phong thiếu phó đặc nhiệm Đinh Bồ làm trấn thủ Thuận Hoá và Tân Bình, Lê Nỗ làm phó trấn thủ Bình Thuận.
Do sự nỗ lực phi thường và phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng khôn khéo gĩưa Đinh Bồ, Lê Nỗ mới chỉ mấy tháng tròn, thế mà cả dải đất Thuận Bình dài mấy trăm dặm nghèo nàn, được ổn định và có nhiều thay đổi lớn lao . Không khí tăng gia sản xuất đang vươn lên hưng phồn thịnh. Nghề cá ngày đánh bắt ngày càng được nhiều, việc buôn bán và nghề thủ công đang trên đà phát đạt.
Trong những ngày tháng vui tươi sôi dộng như vậy bỗng nhiên vết thương của tướng quân Đinh Bồ tấy lên, bao nhiêu lương y cả miền xuôi lẫn miền ngược của đất Bình - Thuận tập trung cứu chữa tận tình song đều vô hiệu hoá bởi vì độc tố của tên đã ngấm vaò xương từ ngày ông chỉ huy giải phóng Vân Ái.
Đúng giờ Ngọ ngày 15 tháng 7 năm Đinh Mùi ông đã tạ thế tại Thuận Bình. Nhân được tin bất hạnh này nhân dân Bình Thuận như thương khôn nguôi BĐV cử ngay Nguytễn Vỹ lê nghi khâm mệnh mang sẵn sắc văn thái bảo đặc nhiệm vào Binh Thuận tặng phong cho ông . Ông chi sinh một con gái là Đinh Thị Ngọc Ban bà là người nâng khăn sửa túi cho Lê Lợi và lo lương thực cho nghĩa quân Lam Sơn.

Đưa tin: ĐINH XUÂN VINH<o></o>
họ Đinh Đông An - Nam Định
Khu 4 b TT Ngô Đồng<o></o>
Giao Thuỷ - <st1><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1> Định<o></o>
Điện thoại: 0944590078
Email: [email protected]
 

dinhnhulai

Moderator
Staff member
Anh Vinh ơi! theo sử liệu vậy khi mất linh cửu quàn tại đâu? ở Bình Thuận hay Thuận Hóa, lại có tư liệu nói sau khi mất BĐV có cho xây một đền thờ tại thành Hóa Châu, theo yêu cầu của anh Đinh Văn Đạt tôi cùng anh em họ Đinh Thừa Thiên Huế đến thành Hóa Châu tìm kiếm mãi đền thờ lại không thấy vết tích gì? anh có thông tin gì mới cung cấp sớm cho chúng tôi.
 
Top